2351 lượt xem Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Hiểu đúng về nguyên lý âm dương trong thực dưỡng để sống khỏe

nguyen-ly-am-duong-trong-thuc-duong

Một trong những nguyên tắc thực dưỡng chính là sống hòa hợp với thiên nhiên, chú trọng đến chế độ ăn uống thực vật (ăn chay) và ưu tiên các loại thực phẩm phát triển tự nhiên và tại địa phương. Trong đó, sự cân bằng của các loại thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Vậy chế độ cân bằng âm dương trong thực dưỡng là gì?

Thế nào là nguyên lý âm dương trong thực dưỡng?

Theo quan niệm Á Đông, lực âm và dương là những phẩm chất năng lượng hình thành nên mọi thứ trong vũ trụ, bao gồm cả sức khỏe con người. Theo GS. Ohsawa (người truyền bá, phát triển phương pháp ăn thực dưỡng trên toàn Thế Giới), sự mất cân bằng của cơ thể con người có thể đến từ sự dư thừa hoặc thiếu hụt âm-dương, việc lựa chọn đúng thực phẩm thu nạp có thể khôi phục lại sự cân bằng ấy.

nguyen-ly-am-duong-trong-thuc-duong-la-gi

Chế độ cân bằng âm dương trong thực dưỡng là phương pháp tiêu thụ thực phẩm theo quy luật của trật tự vũ trụ và con người là một yếu tố trong đó. Nói cách khác, thiên nhiên và con người nuôi dưỡng lẫn nhau và thực phẩm chính là cầu nối. Sự kết hợp giữa các món ăn âm và dương có thể tạo ra sự cân bằng trong chế độ ăn uống hàng ngày của con người.

Cân bằng âm dương thực dưỡng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật mà còn tác động đến thâm tâm của con người. Cơ thể con người có thể phát triển khỏe mạnh khi đạt đến sự cân bằng thực phẩm âm và dương trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Thực dưỡng là gì và trường phái ăn thực dưỡng bắt nguồn từ đâu

Ứng dụng thực dưỡng âm dương của thực phẩm để sống khỏe mạnh hơn

Để xác định được thực phẩm nào có tính âm và thực phẩm nào mang tính dương có thể dựa vào các yếu tố như: tốc độ phát triển, hướng mọc, khí hậu sinh trưởng, tác động của nó đến cơ thể và hàm lượng kali/natri trong đó. Cách nhận biết các loại thức ăn âm dương trong thực dưỡng như sau:

  • Ngũ cốc gồm các loại đậu và hạt có tính dương hơn các loại rau củ, hoa quả.
  • Thực phẩm tính dương có xu hướng ấm nóng, khô, cứng lại và co rút. Còn thực phẩm mang tính âm thường nhiều nước, mềm và trương nở.
  • Với những thực phẩm cùng loại, cái nào có trọng lượng nặng hơn thì mang tính dương.
  • Có thể xếp loại thực phẩm âm dương theo thứ tự màu sắc từ dương tới âm gồm màu đỏ, da cam, màu lục, màu lam, chàm tím và đen. Chẳng hạn như củ cải đỏ sẽ mang tính dương hơn so với củ cải trắng.

Thực phẩm dương rất đa dạng, phong phú, có nhiều hương vị và thường mang tính nóng. Chính vì vậy chúng rất thích hợp để ăn vào mùa đông, tốt cho người thiếu năng lượng dương và phụ nữ sau sinh. Nếu cơ thể dư thừa năng lượng do tiêu thụ nhiều thực phẩm dương, con người sẽ xuất hiện các triệu chứng như táo bón, mụn nhọt, phát ban, ợ nóng, lở loét hoặc mụn trứng cá trên da. Lúc này, cần phải tăng cường các nhóm thực phẩm âm trong chế độ ăn uống hàng ngày để cơ thể được cân bằng.

nguyen-ly-am-duong-trong-thuc-duong

Thực phẩm có đặc tính âm có khả năng làm giảm căng thẳng, giảm áp lực, giữ cho cơ thể được cân bằng và được tiêu thụ rất nhiều vào mùa hè. Tuy nhiên, nếu con người ăn quá nhiều thực phẩm âm có thể khiến cơ thể gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, mệt mỏi, không đủ chất, da xanh xao và trông thiếu sức sống hơn.

Chế độ ăn cân bằng âm dương trong thực dưỡng Ohsawa chủ yếu là gạo lứt (khoảng 50% đến 60%), các loại rau tự nhiên không sử dụng phân bón hóa học/thuốc trừ sâu chiếm từ 25%-30% và 5% còn lại là súp hoặc các loại thực phẩm khác. Khi ăn cần đảm bảo nhai kỹ với lượng thức ăn vừa phải và hạn chế uống nhiều nước.

Những thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn uống quân bình âm dương

Các loại thực phẩm được áp dụng trong chế độ ăn này rất đa dạng, người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn theo mùa, thời tiết hoặc khu vực sinh sống. Đối với người đang bị bệnh, nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống để phù hợp với tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên để áp dụng triệt để quy luật âm dương trong thực dưỡng, bạn cần hạn chế hoặc tránh một số thực phẩm như sau:

  • Thịt lợn, cá, các loại hải sản, trứng, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa.
  • Rau sống, khoai tây, ớt, cà chua, nấm, đậu phụ, dưa chuột, dưa gang, của cải đường, măng và các loại cà.
  • Rượu, bia, thức uống chứa cồn hoặc caffeine.
  • Thực phẩm đã qua chế biến như bánh mua tại cửa hàng hoặc bánh mì trắng.
  • Thực phẩm chứa thành phần nhân tạo.
  • Đường, thực phẩm ngọt, vani hoặc siro.
  • Các loại trái cây nhiệt đới (xoài, dứa).
  • Thực phẩm cay nóng, gia vị nặng như tỏi, tiêu, cà ri,…

thuc-pham-can-tranh-trong-che-do-an-thuc-duong

Những thực phẩm thực dưỡng quân bình âm dương có thể ăn trong chế độ hàng ngày:

  • Các loại ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch, kiều mạch, lúa mì lứt, đại mạch, mì soba,…
  • Các loại rau củ như: bông cải xanh, rau má, xà lách, bồ ngót, rau đắng, cần tây, chùm ngây, cà rốt, củ cải, củ dền tím, su hào, bí đỏ, hành tây, bắp cải, hành,…
  • Rong biển, tảo biển và các loại đậu như đậu đen, đậu hà lan, đậu đỏ, đậu gà, đậu nành lên men,…
  • Súp hoặc các loại nước chấm khác: súp miso, tamari, sắn dây, tekka, natto, muối mơ,…
  • Các thực phẩm khác có thể sử dụng thêm bao gồm: hàu, tép con, hoa quả đúng mùa (bơ, chuối, đu đủ), trà gạo lứt, cà phê thực dưỡng, bột nêm thiên nhiên, gừng,…

Trên đây là những kiến thức cơ bản về cân bằng âm dương trong thực dưỡng hàng ngày. Khi thực hiện chế độ ăn thực dưỡng, con người nên nhai thật kỹ, ăn từng miếng nhỏ, tập trung hoàn toàn khi ăn sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn và hạn chế mất nước. Từ đó giúp cân bằng cuộc sống, thúc đẩy sức khỏe tinh thần thư thái và sống được lâu hơn.

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *