Thông thường trẻ biếng ăn do mắc một bệnh nào đó (như cảm, sốt, khó tiêu …) hoặc không thích ăn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ biếng ăn xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, khi trẻ bước vào giai đoạn chuyển tiếp về thể chất hoặc tâm lý. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý này? Để có câu trả lời, hãy tham khảo bài viết sau nhé.
👉👉👉 Xem thêm trang chăm sóc trẻ em Fitobimbi
Giải pháp cho trẻ biếng ăn sinh lý như thế nào?
Thế nào là biếng ăn sinh lý?
Nguyên nhân trẻ biếng ăn được chia theo 3 nhóm: biếng ăn do tâm lý sợ hãi, lo lắng khi bị thúc ép ăn; biếng ăn do bị ốm, cơ thể mệt mỏi; biếng ăn do sinh lý, theo chu kỳ phát triển. Khác với biếng ăn do tâm lý hoặc bệnh lý, biếng ăn do sinh lý khó phát hiện nguyên nhân và cũng khó khắc phục. Tuy nhiên, thời gian diễn ra biếng ăn sinh lý thường từ 2 – 3 tuần, nhiều trẻ có thể kéo dài 1 tháng. Sau đó, trẻ sẽ tự thích nghi với các giai đoạn chuyển đổi và ăn uống lại bình thường.
Biếng ăn sinh lý diễn ra trong từng giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ đánh dấu những thay đổi, những bước phát triển mới của trẻ. Sau đây là những giai đoạn điển hình mà ba mẹ cần chú ý:
Giai đoạn 3-4 tháng tuổi
Giai đoạn 6 tháng tuổi
Giai đoạn 9-10 tháng tuổi
Giai đoạn 16 – 18 tháng tuổi
Giai đoạn 2 – 3 tuổi, khi trẻ đi học nhà trẻ.
Ngoài ra, có một số giai đoạn có thể dẫn đến biếng ăn sinh lý ở trẻ chẳng hạn như giai đoạn trẻ mọc răng, trẻ sẽ thay người chăm sóc mới chẳng hạn như giúp việc, bà,…, con phải thay đổi môi trường sống (chuyển nhà, đi nước ngoài…).
Dấu hiệu trẻ biếng ăn sinh lý
Dấu hiệu trẻ biếng ăn sinh lý
Trẻ biếng ăn sinh lý là trường hợp thường thấy khi trẻ bước vào các giai đoạn phát triển. Cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ biếng ăn sinh lý qua các dấu hiệu sau đây:
Trẻ đột ngột biếng ăn: Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh có đặc điểm là trẻ bú ít hơn thông thường, không chủ động đòi sữa hoặc thậm chí không chịu bú, không muốn ăn bất cứ thứ gì (kể cả những món yêu thích), hoặc chỉ muốn ăn một số món, không muốn thử món mới. thực phẩm.
Trẻ ngậm thức ăn, lười nuốt: Một số trẻ bất hợp tác, ngậm thức ăn lâu trong miệng, thậm chí quấy khóc, khạc nhổ thức ăn và không chịu nuốt… Bữa ăn có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ, khiến ba mẹ cảm thấy mệt mỏi.
Trẻ ham vui, không tập trung ăn uống: Ở giai đoạn tập bò, hầu hết các bé đều hiếu động và thích khám phá những điều mới lạ trong môi trường sống. Kết quả là trẻ thường không chịu ngồi yên trong mỗi bữa ăn. Nhiều trẻ quên vừa ăn vừa chơi, không chú ý khi ăn và hoàn toàn phớt lờ khi mẹ đang ăn.
Cách khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ
Cách khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ
Các mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con biếng ăn sinh lý, vì giai đoạn này trôi qua nhanh, tuy nhiên trong giai đoạn này các mẹ nên chú ý đến bữa ăn của bé nhiều hơn để khuyến khích bé ăn ngon miệng nhất có thể được. Ba me có thể thử một số phương pháp trị biếng ăn cho trẻ như sau:
Ba mẹ chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, giảm lượng thức ăn mỗi bữa để giúp trẻ đảm bảo lượng thức ăn nạp vào cơ thể mà không bị quá lo cùng một lúc.
Ba mẹ nên chọn những món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, sup, cơm, trứng,….
Những món ăn cần trang trí đẹp mắt, hấp dẫn trẻ để kích thích vị giác của trẻ.
Mẹ nên cho trẻ uống thêm nhiều sữa và ăn bổ sung một số thực phẩm như phô mai, sữa chua, bánh quy, trái cây, bánh flan…
Ba mẹ nên sắp xếp để cho bé ngồi ăn chung với gia đình, cùng trò chuyện để bé cảm thấy vui vẻ và hứng thú hơn với việc ăn uống. Đồng thời, cũng có thể làm quen với những thay đổi mới.
Nếu đã áp dụng đủ các biện pháp mà tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ không được đẩy lùi thì mẹ không nên nôn nóng mà cố ép trẻ ăn thêm. Điều này rất dễ gây tác dụng ngược: trẻ không chịu ăn nữa, chán ăn mà còn sợ ăn. Từ đó trở thành chứng biếng ăn dai dẳng khó khắc phục. Thay vào đó, mẹ cần thoải mái về giờ ăn của con và giúp con dần thích nghi với giai đoạn phát triển thể chất của bé và không lâu nữa bé sẽ ăn uống bình thường trở lại.
Nhìn chung, chán ăn sinh lý không gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý, biếng ăn sinh lý kéo dài hơn một tháng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Lúc này, cần theo dõi chặt chẽ và có biện pháp điều trị thích hợp.