Nội dung trong bài viết
Hệ miễn dịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mỗi người, ngăn ngừa mắc các bệnh và nhiễm trùng. Khi hệ miễn dịch gặp vấn đề sẽ dẫn đến một số hệ lụy. Vậy tăng cường hệ miễn dịch như thế nào để có một cơ thể khỏe mạnh?
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch như những “chiến sĩ” nó đóng vai trò then chốt giúp chống ngăn ngừa mắc bệnh và nhiễm trùng từ bên ngoài. Khi cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh nó sẽ giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh.
Đặc biệt, trước tình trạng nhiều bệnh lý nguy hiểm như hiện nay, xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh càng có ý nghĩa hơn bởi nó giúp bạn bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch thời điểm dịch bệnh Covid 19
Hệ miễn dịch có vai trò gì đối với cơ thể?
Hệ miễn dịch được xây dựng nhằm bảo vệ cơ thể khỏi những kẻ xâm lược một cách tự nhiên. Trong khi, những tác nhân gây hại bao gồm các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm, chúng có mặt ở khắp mọi nơi và gây ra những phản ứng nếu hệ miễn dịch của bạn không khỏe mạnh. Vậy khi gặp những “kẻ xâm lược” này thì hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại như thế nào?
Bước 1: Hệ miễn dịch nếu được xây dựng khỏe mạnh sẽ tạo nên những bức tường thành vững chắc bảo vệ con người tránh khỏi những tác nhân lạ “xâm lược”, ngăn chặn các mầm bệnh.
Bước 2: Khi những tác nhân gây hại có thể vượt qua bức tường thành bảo vệ kia, lúc này hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra các bạch cầu, hoạt chất protein để tấn công và phá hủy những tác nhân lạ này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ trước khi chúng phân chia.
Bước 3: Nếu những tác nhân này quá mạnh khiến hệ miễn dịch thất bại, thì hệ thống phòng thủ của cơ thể sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để mầm bệnh phát triển.
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và cố gắng hoạt động hết công suất để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các bệnh từ cảm lạnh thông thường thậm chí cả ung thư.
Tầm quan trọng của hệ miễn dịch
Nếu hệ miễn dịch trong cơ thể của chúng ta suy yếu thì lúc đó các vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công và gây ra một số bệnh tật.
Hệ miễn dịch cũng đóng vai trò chính trong quá trình thải ghép ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cấy ghép thay thế các mô hoặc cơ quan nội tạng. Rối loạn miễn dịch còn gây ra những bệnh lý khác như:
Tiểu đường ở tuổi vị thành niên, viêm khớp dạng thấp và thiếu máu và các bệnh như HIV/AIDS và suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng SCID
Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng phản ứng với các dị ứng và quá mẫn cảm với đồ ăn, lông động vật, mùi hương, chất hóa học lúc này hệ miễn dịch sẽ tự động chống lại chúng. Phản ứng này được cho là có nguyên nhân từ rối loạn hệ miễn dịch.
Cách tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể
Bổ sung Vitamin và khoáng chất
Bổ sung các loại vitamin C, D và kẽm đây là một trong những chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng xây dựng cơ thể khỏe mạnh hơn.
Những chất này được cung cấp từ các thực phẩm như: trái cây, rau xanh, sữa, trứng. ngoài ra, cơ thể còn cần thêm các vi chất chất như kẽm, vitamin C và D… Khi cơ thể bị bệnh, bạn cần bổ sung thêm các vi chất này để hệ miễn dịch có thể hoạt động hết công suất để chiến đấu với những kẻ xâm lược mà không bị tổn thất hoặc hư hỏng nhất.
Mỗi chất dinh dưỡng này có vai trò khác nhau trong việc gia tăng miễn dịch khi mắc bệnh.
Ví dụ: Vitamin C giúp chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch khỏi bị tổn thương trong cuộc chiến với vi trùng.
Uống nước và ngủ đủ giấc
Tăng cường hệ miễn dịch bằng uống nước và ngủ đủ giấc cũng là một trong những yếu tố quan trọng để bảo hệ hệ miễn dịch để tránh bị suy giảm. Nếu để các chiến binh trong cơ thể của chúng ta buồn ngủ và thiếu nước khi đi chống lại kẻ xâm lược sẽ gây thương tích thậm chí là tử trận.
Luyện tập thể dục thể thao
Ngoài bổ sung chất dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học thì việc kết hợp luyện tập thể dục thể thao cũng là cách giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp nó thêm khỏe mạnh. Nếu bạn lười vận động sẽ khiến cơ thể ngày một yếu đi, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và giảm chức năng miễn dịch.
Những bài thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày như: tập dưỡng sinh, chạy bộ, yoga sẽ giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, giải phóng hormone endorphin có khả năng giảm đau, giảm stress và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện hệ miễn dịch.
Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích
Một lượng rượu bia nhất định có thể sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng chúng vô tội vạ sẽ gây nên những hậu quả khó lường, uống quá nhiều rượu bia sẽ gây kích thích ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu, làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy yếu.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ có thêm kiến thức về hệ miễn dịch là gì, vai trò của hệ miễn dịch và cách để tăng cường hệ miễn dịch. Hãy yêu cơ thể mình và xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng là một cách giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.