• Trang chủ
  • Tin tức
  • Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ ăn dặm bị táo bón
66 lượt xem Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ ăn dặm bị táo bón

Giai đoạn ăn dặm là lúc trẻ thường dễ bị táo bón gây nhiều lo lắng cho mẹ bỉm. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đề cập giúp ba mẹ chăm sóc trẻ an tâm hơn nhé!

Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ ăn dặm bị táo bón

Tìm hiểu nguyên nhân khiến cho bé ăn dặm bị táo bón

Thời gian bé bắt đầu ăn dặm là giai đoạn đánh dấu sự chuyển biến lớn. Bên cạnh niềm vui khi bé được khám phá những hương vị mới lạ nhiều bà mẹ cũng không khỏi lo lắng khi bé gặp phải tình trạng táo bón khó chịu. Vậy điều gì khiến cho bé dễ bị táo bón trong thời kỳ ăn dặm?

Hệ tiêu hóa chưa thích nghi kịp

Trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm, hầu hết trẻ nhỏ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà còn rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bắt đầu ăn dặm hệ tiêu hóa non nớt của bé sẽ đối mặt với nhiều thay đổi lớn trong chế độ dinh dưỡng. Đồ ăn dặm không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn mà còn đặc hơn so với sữa mẹ. Vì vậy, hệ tiêu hóa của bé buộc phải làm việc nhiều hơn dễ dẫn đến tình trạng hoạt động quá mức và gặp phải các trở ngại về tiêu hóa trong đó có táo bón.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống trong giai đoạn ăn dặm có tác động trực tiếp và quan trọng tới hệ tiêu hóa của bé. Hiện tượng táo bón ở trẻ ăn dặm có thể xảy ra nếu chế độ ăn của bé bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt hoặc dư thừa một số chất dinh dưỡng nhất định. Khi bé ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, tinh bột nhưng lại thiếu nguồn cung cấp chất xơ việc bị táo bón là hoàn toàn khó tránh khỏi. Vì vậy, để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho bé trong giai đoạn ăn dặm cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến việc thiết lập một chế độ ăn cân bằng, đa dạng các nhóm dưỡng chất.

Bột ăn dặm nhà Chippi với thành phần cân bằng giữa các nhóm chất

Mẹ có thể lựa chọn bột ăn dặm nhà Chippi với thành phần cân bằng giữa các nhóm chất, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất quan trọng mà hệ tiêu hóa của bé cần. Bột được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, sử dụng công nghệ sấy lạnh hiện đại giúp giữ nguyên dưỡng chất và hương vị tươi ngon đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé.

Thời điểm bắt đầu ăn dặm quá sớm 

Trong nhiều trường hợp nguyên nhân khiến trẻ ở độ tuổi ăn dặm bị táo bón có thể là do cơ thể non nớt của bé chưa thực sự sẵn sàng nhưng các mẹ lại quá vội vàng tập cho con ăn dặm hoặc cung cấp lượng thức ăn rắn quá nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải.

Trẻ bị thiếu nước

Tình trạng thiếu nước quá trình tiêu hóa sẽ trở nên khó khăn hơn

Trong suốt quá trình ăn dặm, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ phải liên tục thích nghi với các loại thực phẩm mới. Kết hợp với tình trạng thiếu nước quá trình tiêu hóa sẽ trở nên khó khăn hơn dẫn đến phân khô, cứng và khó đẩy ra ngoài. Nếu kéo dài, phân sẽ ngày càng tích tụ gây ra tình trạng táo bón kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Cách điều trị khi bé bị táo bón trong quá trình ăn dặm 

Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ dễ bị táo bón do sự thay đổi nguồn dinh dưỡng. Để phòng tránh tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chú ý đến chế độ ăn

Chú ý đến chế độ ăn uống để cân đối khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ 

Theo các chuyên gia, trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Trước độ tuổi này, việc ăn dặm chỉ nhằm mục đích làm quen với thức ăn đặc hơn, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Khi bắt đầu ăn dặm từ 4 – 6 tháng tuổi, sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng của trẻ là rất lớn.

Khi bắt đầu tập ăn dặm cho bé, bạn nên:

  • Cho bé làm quen với một món ăn trong khoảng 3 ngày trước khi đổi sang món mới giúp bạn dễ dàng phát hiện nếu trẻ bị dị ứng với thực phẩm nào đó.

  • Ban đầu, không nên cho bé ăn quá nhiều chỉ cần một bữa ăn dặm một ngày rồi tăng dần sau khi bé đã quen.

  • Khi cho trẻ ăn dặm, nên lựa chọn thực phẩm tự nhiên chưa qua chế biến như rau, hoa quả, thịt đỏ, thịt trắng để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao và cân đối các nhóm dưỡng chất. Bạn có thể tham khảo các loại bột ăn dặm tốt nhất hiện nay nhà Chippi với thành phần cân bằng giữa các nhóm chất. Đồng thời, cần cho trẻ uống nhiều nước hơn trong giai đoạn này.

Đối với trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi, nên cho ăn 2 bữa dặm mỗi ngày. Khi trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi có thể tăng lên 3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ.

Để phòng ngừa táo bón khi ăn dặm, cha mẹ cần cân đối khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ bao gồm trái cây, rau xanh. Một số loại thức ăn nhỏ như nho khô, đậu phộng, lạc rang không phù hợp cho thực đơn ăn dặm của trẻ.

Tăng cường vận động

Như đã nói ở trên, trẻ quá ít vận động cũng sẽ gây ra tình trạng táo bón do đường ruột hoạt động kém hiệu quả. Mẹ có thể di chuyển chân bé một cách nhẹ nhàng như đang đạp xe khi bé chưa biết bò hoặc lúc bé nằm trên giường. Việc di chuyển chân bé lên xuống đều đặn, thường xuyên sẽ kích thích đường ruột hoạt động tốt hơn.

Tăng cường cho trẻ vận động để giảm thiểu tình trạng táo bón 

Ngoài ra, các bạn cũng đừng quên cho bé chơi với những món đồ chơi có thể lăn và di chuyển tự động như trái banh nhỏ nhé. Sự tò mò tự nhiên của bé sẽ khiến bé di chuyển theo món đồ chơi từ đó tăng cường vận động cơ thể mỗi ngày.

Massage bụng

Massage bụng là cách trị táo bón hiệu quả cho trẻ mà không cần sử dụng thuốc. Động tác massage này gồm chụm 3 ngón tay giữa đặt lên vùng bụng xung quanh rốn của bé và massage nhẹ nhàng theo chuyển động vòng tròn quanh rốn khoảng 3 phút. Việc massage sẽ giúp giảm bớt tình trạng căng tức, chướng bụng mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như điều trị tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, các mẹ sẽ thấy yên tâm và sẵn sàng đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn ăn dặm thú vị này.

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *