207 lượt xem Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Tỷ lệ bệnh suy giảm tĩnh mạch chân có chiều hướng tăng những năm gần đây. Vì bệnh này thường có tiến triển âm thầm nên nhiều người không nhận ra sự nghiêm trọng trong giai đoạn đầu.

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bạn cần biết để có biện pháp điều trị kịp thời.

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng bệnh lý khi máu không thể chuyển về tim theo tĩnh mạch chủ như bình thường mà bị ứ đọng lại ở chân. Điều này diễn ra thường xuyên khiến áp suất tĩnh mạch chân tăng cao và bị giãn ra. Nếu tình trạng kéo dài, lưu lượng máu được chuyển đến chân ngày càng ít khiến bệnh tình trở nặng.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thì ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy vậy các nhóm có nguy cơ mắc cao hơn có thể kể đến như:

  • Tuổi cao

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh giãn tĩnh mạch

  • Hoocmon nữ: theo thống kê thì nữ giới có xu hướng mắc bệnh này nhiều hơn nam. Phụ nữ sau sinh con nhiều lần thì khả năng mắc cũng cao hơn.

  • Béo phì

  • Những người thường phải đứng lâu mà ít vận động, di chuyển như nhân viên tiếp tân, nhân viên bán hàng…

Những dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch

Các dấu hiệu ở giai đoạn đầu bệnh suy giãn tĩnh mạch thường không rõ ràng nên bị nhiều người lơ là. Tuy nhiên nếu để đến khi bệnh tình chuyển sang giai đoạn chân bị loét, hoại tử thì khả năng chữa trị sẽ rất khó. Do đó hãy để ý những tín hiệu mà cơ thể bạn đang truyền ra.

Nếu bạn có những biểu hiện dưới đây thì rất có thể bạn đã mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở thể nhẹ:

  • Thường xuyên thấy khó chịu và cảm giác nặng nề ở chân, nhất là vào cuối ngày

  • Vùng da trên chân nóng lên, ngứa râm ran sau một thời gian đứng yên một chỗ. Chân có cảm giác như bị kim châm, kiến bò.

  • Dễ mỏi chân khi đứng lâu

  • Hay bị chuột rút

Các triệu chứng như kể trên có thể thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi nhiều hơn và có can thiệp điều trị. Tuy nhiên do triệu chứng thường diễn ra âm thầm nên nhiều khi người bệnh dễ bỏ qua.Sau một thời gian, nếu bệnh suy giãn tĩnh mạch không được người bệnh chú ý chữa trị, những dấu hiệu của bệnh sẽ rõ ràng hơn như

  • Chân bị phù nhẹ

  • Chân sưng, ngứa và đặc biệt khó chịu ở mắt cá chân

  • Có thể nhìn thấy tĩnh mạch nhỏ xuất hiện nhiều trên bề mặt da chân

  • Gân xanh dọc đùi nổi rõ, chằng chịt như mạng nhện, chân bị viêm gây đau nhức cho người bệnh

Lúc này đa số mọi người sẽ lo lắng về các triệu chứng của bệnh và đến bệnh viện để kiểm tra. Tuy nhiên nếu người bệnh vẫn chủ quan lơ là, bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với những dấu hiệu như:

  • Da chân đổi màu, da bị loét

  • Mô mềm gần chỗ mắt cá chân bị nhiễm trùng

  • Hoại tử nhiều vùng trên da chân

Những điều cần làm khi có triệu chứng suy giãn tĩnh mạch 

Khi bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu của bệnh suy giảm tĩnh mạch chân thì đừng nên quá lo lắng. Hiện nay với sự phát triển của khoa học y tế thì việc chẩn đoán và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch đã không còn nhiều khó khăn. Việc bạn cần làm là nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám. Các bác sĩ thông qua khám lâm sàng và siêu âm mạch máu sẽ đưa ra kết luận liệu tình trạng bạn gặp phải có đúng là suy giãn tĩnh mạch chân hay không.

Trong trường hợp bạn mắc phải bệnh này, bác sĩ có thể đưa ra các hướng điều trị như:

  • Dùng tất y khoa: Đây là liệu pháp chữa trị không cần dùng đến thuốc mà tác dụng cũng rất tốt. Đôi tất này tạo áp suất phù hợp cho chân bằng cách ôm sát chân, đặc biệt vùng cổ chân, khi bước đi thì tất y khoa sẽ nới lỏng hơn, điều này giúp máu được đẩy về tim và tuần hoàn máu diễn ra khỏe mạnh. Nhờ đó mà nguy cơ máu chảy chậm hay đông máu gây giãn tĩnh mạch chân giảm. Nhờ cơ chế hiệu quả này mà sử dụng với hay tất y khoa rất phổ biến trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch thể nhẹ.

  • Liệu pháp xơ hóa: Khi theo hướng điều trị này, thuốc gây xơ hóa sẽ được bác sĩ tiêm vào các mạch máu đã bị tổn thương. Người bệnh cần thường xuyên đến bệnh viện theo dõi và tiêm nhiều mũi thuốc trong quá trình trị liệu để tình trạng giãn tĩnh mạch được đẩy lùi. Phương pháp này hiệu quả nhất khi điều trị giãn tĩnh mạch da ở nông dưới da.

  • Dùng laser đốt bỏ tĩnh mạch giãn: Đây là một phương pháp hiện đại ứng dụng sức nóng của tia laser. Khi điều trị, bác sĩ sẽ bật và chiếu tia laser vào vị trí tĩnh mạch bị giãn và kéo ra hai bên dần đến khi hai thành của tĩnh mạch dính vào nhau. Sức nóng của tia laser sẽ khiến tĩnh mạch giãn được xóa bỏ. Khi dùng biện pháp này, bạn cũng được gây tê và bơm tiêm quanh tĩnh mạch để đảm bảo không cảm thấy đau đớn và gặp các biến chứng khác.

Suy giãn tĩnh mạch – địa chỉ đang tin cậy để được tư vấn 

Nếu bạn nhận thấy mình đang có những triệu chứng giống như suy giãn tĩnh mạch chân thì hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ. Bạn có thể tìm thông tin về suy giãn tĩnh mạch ở rất nhiều nơi. Trong đó suy giãn tĩnh mạch là một địa chỉ uy tín mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn. Đây là đơn vị có đội ngũ y bác sĩ với kinh nghiệm nhiều trong chẩn đoán các giai đoạn của bệnh và điều trị suy giãn tĩnh mạch. Đến với Suy giãn tĩnh mạch, bạn được tư vấn để hiểu thêm về những nguyên nhân của bệnh và phương pháp điều trị phù hợp nhất với thể trạng của mình.

Trên đây là những chia sẻ về dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân mà bạn nên đề phòng. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ không lơ là về những tín hiệu mà cơ thể bạn đang thể hiện để chăm sóc sức khỏe thật tốt và đẩy lùi bệnh suy giảm tĩnh mạch.

Tìm hiểu chi tiết về bệnh suy giãn tĩnh mạch tại

Website: https://suygiantinhmach.info /

Fanpage: https://www.facebook.com/suygiantinhmach.info/ 

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *