• Trang chủ
  • Tim mạch
  • Bệnh thấp tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng thường gặp 
607 lượt xem Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị LâmTham vấn y khoa: Quách Văn Mích

Bệnh thấp tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng thường gặp 

phuong-phap-chua-benh-tim-hieu-qua

Bệnh thấp tim là tình trạng bị tổn thương ở khớp, tim và mạch máu. Bệnh xảy ra khi bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm và di chứng nặng nề như viêm màng tim, viêm cơ tim thậm chí gây tử vong. 

benh-tim-thap-la-gi

Bệnh thấp tim là gì?

Bệnh thấp tim là bệnh lý viêm tự nhiễm, nó xuất hiện khi người bệnh bị nhiễm khuẩn đường họng, miệng do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Nếu trong 2-3 tuần đầu bệnh nhân không phát hiện và điều trị triệt để và đúng cách bệnh dễ dàng phát triển thành thấp tim. 

– Đối tượng thường mắc bệnh thấp tim phổ biến ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh cả 2 giới nam và nữ là ngang nhau. Bệnh gây ra những biến chứng nặng nề ở khớp, da, tim và não. Đặc biệt, ở tim bệnh thấp tim để lại những nguy hiểm kéo dài như dày dính van tim, viêm tim, lâu ngày dẫn tới rối loạn nhịp tim, tổn thương van tim, suy tim, đột quỵ thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. 

Hội chứng suy tim là gì, có nguy hiểm không và suy tim có chữa được không?

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc bệnh thấp tim

Một trong những triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở bé đó là sốt cao, viêm họng, nuốt đau, xuất hiện hạch dưới hàm có đau, xưng. Mức độ viêm họng xuất hiện từ nhẹ, đến nặng và sưng amidan. Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời, sau 2 -3 tuần trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh thấp tim như:

Viêm đa khớp

Đây là một trong những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh thấp tim, nó chiếm khoảng 80%. Người bệnh thường sẽ cảm thấy đau, sưng, nóng, tràn dịch nhưng không có mủ ở các khớp lớn như cổ tay, cổ, vai, gáy, khuỷu tay, vai… 

Viêm có tính chất không đối xứng và di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Thời gian viêm đa khớp thường dao động trong khoảng 3 – 5 ngày, thường tự khỏi hoặc khỏi nhanh nếu dùng thuốc kháng viêm và corticoid. 

Thời gian viêm không vượt quá 10 ngày và không để lại di chứng. 

Viêm tim

Đây là dấu hiệu đặc trưng cảnh báo bệnh lý nặng và nguy hiểm nhất của bệnh thấp tim. Người bệnh có các biểu hiện như viêm màng tim ngoài và trong, viêm cơ tim và viêm tim toàn bộ. Và có khoảng 41 – 83% số bệnh nhân thấp tim mắc các biểu hiện này. 

Ở một số trường hợp nhẹ người bệnh có thể thấy tim đập nhanh, khó thở, hồi hộp và cảm giác đánh trống ngực. Đối với trường hợp nặng người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, nhịp tim nhanh, rối loạn dẫn truyền, có tiếng thổi, phù mặt và 2 chân; gan to và đau.

Nốt dưới da

Có khoảng 20% số bệnh nhân bị bệnh thấp tim xuất hiện các nốt dưới da (hạt Meynet, hạt thấp dưới da). Những hạt này có kích thước từ 0.5 – 2cm không đau, di động và cứng chúng xuất hiện quanh các khớp lớn, thường biến mất sau vài ngày.

Múa giật Sydenham

– Đây là một triệu chứng muộn của thấp tim, thường xuất hiện sau 3 tháng và có khoảng 30% bệnh nhân thấp tim mắc múa giật Sydenham (rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ và rối loạn cảm xúc). 

– Triệu chứng này thường biến mất sau 2-3 tháng.

– Nguyên nhân gây triệu chứng này là do tổn thương thấp ở rối loạn vận động quá mức và hệ thần kinh trung ương.

– Biểu hiện: có thể là khó viết, khó nói hoặc khó đi lại, xuất hiện các động tác dị thường, vô thức ở một chi hay nửa người.

– Triệu chứng dần tăng lên khi người bệnh cố gắng hết sức vận động, và xúc động và múa giật thường giảm hoặc mất đi khi ngủ, nghỉ.

Hồng ban vòng

– Nếu có hồng ban vòng sau viêm họng rất có thể bạn đã bị thấp tim, nó xuất hiện trên da với những hình tròn có đường kính từ 1-3 cm. 

– Hồng ban vòng thường xuất hiện trên cơ thể, đùi, mặt trong cánh tay và không xuất hiện ở mặt.

– Triệu chứng này chỉ xuất hiện 5% ở người bệnh và chúng biến mất sau vài ngày không để lại dấu vết. 

Một số dấu hiệu thấp tim khác

Ngoài những biểu hiện đặc trưng trên người bệnh thấp tim thường gặp một số triệu chứng sau: 

– Đau khớp: xuất hiện các cảm giác sưng nóng đỏ, chỉ đau nhưng không viêm. 

– Sốt: Triệu chứng gặp ở giai đoạn cấp. 

– Cùng một số biểu hiện như: viêm phổi cấp do tim, đau bụng, viêm cầu thận, viêm màng não, tiểu ra máu… 

– Xuất hiện các dấu hiệu hư: đau ngực, tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, khó thở… 

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh thấp tim còn cần dựa trên một số tiêu chuẩn về lâm sàng và xét nghiệm trên nền tảng của một bằng chứng nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào bị thấp tim cũng có xấu hiện các dấu hiệu trên.

Đau nhói tim: Dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh nguy hiểm

Phương pháp chữa bệnh thấp tim hiệu quả

Ở giai đoạn cấp, người bệnh cần được điều trị bệnh thấp tim theo 2 chiến lược:

phuong-phap-chua-benh-tim-hieu-qua

– 10 ngày đầu dùng kháng sinh liên tục, thuốc điều trị bệnh thấp tim đầu tay là penicillin. Nếu bệnh nhân dị ứng với thuốc này có thể dùng một số loại kháng sinh khác. 

– Tùng từng tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định liều tiêm penicillin chậm hàng tháng.

– Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định điều trị triệu chứng nếu có bằng các thuốc chống viêm, thuốc chống múa giật Sydenham, thuốc điều trị suy tim. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm ttim nặng có thể sẽ dùng nhóm thuốc corticoid.

– Chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, cho đến khi mạch và tốc độ máu lắng trở về bình thường. Ăn nhẹ, giữ ấm, theo dõi chặt chẽ tim, mạch, nhiệt độ, cân nặng, hàng tuần xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng và ghi điện tim. 

– Không tham gia các hoạt động thể chất cần thể lực cao và gắng sức trong 6 tháng sau khi điều trị bệnh. 

Tim đập nhanh, khó thở và cảm giác đánh trống ngực là bệnh gì?

Phòng ngừa bệnh thấp tim như thế nào?

Nếu xuất hiện viêm họng do liên cầu khuẩn bệnh nhân cần được xác định và điều trị kịp thời, không để tình trạng bệnh tiến triển đến thấp tim. 

– Người bệnh có tiền sử mắc bệnh thấp tim, phòng tránh tái phát bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ: 

+  Theo dõi bệnh và ngăn ngừa tái phát đối với bệnh nhân không bị viêm tim tối thiểu 5 năm, sau đợt thấp tim cuối cùng và cho tới khi bệnh nhân đủ 18 tuổi. 

+ Nếu người từng mắc viêm tim thì thời gian ít nhất 10 năm kể từ đợt thấp tim cuối cùng, theo dõi đến khi bệnh nhân 21 tuổi. 

+ Với người người nhiễm khuẩn liên cầu thời gian theo dõi là 2 năm. Sau 2 năm, bạn cũng cần tim kiểm tra sức khỏe tim một lần nữa, nếu phát hiện thấy tổn thương thì không được ngừng phòng thứ phát mà phải kéo dài thời gian như có viêm tim.

– Với bệnh nhân đang trong quá trình phòng bệnh bằng Penicillin mà bệnh nhân bị viêm họng, thì phải điều trị cho người bệnh và cả người nhà bệnh nhân có tiếp xúc bằng Clindamycin.

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *