• Trang chủ
  • Tim mạch
  • Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất là gì, có di truyền không và phương pháp điều trị 
925 lượt xem Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị LâmTham vấn y khoa: Quách Văn Mích

Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất là gì, có di truyền không và phương pháp điều trị 

benh-tim-bam-sinh-thong-lien-that

Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất là bệnh mà tim xuất hiện những dị dạng bất thường từ khi mới sinh ra, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Với nhiều biến chứng nguy hiểm như chậm lớn, nhiễm trùng phổi, tăng áp động mạch phổi, thậm chí dẫn tới tử vong nếu trẻ không được điều trị kịp thời.

benh-tim-bam-sinh-thong-lien-that

Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất là bệnh gì?

Bệnh thông liên thất là một bệnh lý tim bẩm sinh. Trong đó, các bệnh tim bẩm sinh thì bệnh thông liên thất chiếm khoảng 25% là một trong những bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 

Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất được chia làm 4 loại về giải phẫu bệnh như sau:

– Thông liên thất phần quanh màng 

– Thông liên thất phần cơ hay thông liên thất phần mỏm tim 

– Thông liên thất phần buồng nhận hay thông liên thất kiểu ống nhĩ thất.

– Thông liên thất phần phễu hay thông liên thất dưới van động mạch  phổi

Tim đập nhanh, khó thở và cảm giác đánh trống ngực là bệnh gì?

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe

Triệu chứng của bệnh tim thông liên thất là gì?

Các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh thông liên thất thường xuất hiện ở những ngày tháng đầu đời của bé, thậm chí còn xuất hiện ngay khi vừa sinh ra. Các triệu chứng thường thấy ở trẻ mắc bệnh đó là tím tay và môi do thiếu oxy, bé thở nhanh, thở gấp, bé khó thở… 

Ngoài ra, đối một một số trẻ có thông liên thất nhỏ sẽ không có triệu chứng gì. 

Các triệu chứng thể hiện rõ ràng của bé như sau:

– Do thiếu oxy nên móng tay, da và môi bé xuất hiện tình trạng xanh tím. 

– Bé không tăng cân, ăn uống kém

– Bé thở nhanh, thở gấp và khó thở khi ăn uống và khi khóc 

– Bé luôn trong tình trạng yếu và mệt mỏi 

– Tim bé đập nhanh, nhịp tim không đều 

– Chân, bàn chân hoặc bụng bé bị sưng phù

Bệnh thông liên thất nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời khi lớn thường sẽ phát triển những dấu hiệu của triệu chứng suy tim. 

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh thông liên thất thường không giống nhau do lỗ của thông liên thất.

Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhanh chóng hồi phục

Bệnh rối loạn nhịp tim là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh tim mạch là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị?

 Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất có nguy hiểm không?

Căn bệnh này ghê ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, bao gồm những biến chứng như sau:

can-benh-nay-co-nguy-hiem-khong

Bệnh khiến trẻ bị suy dinh dưỡng: Khó thở, sẽ khiến bé lười ăn, ăn uống kém dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và suy tim.

Viêm phổi: Bé sẽ xuất hiện các biểu hiện như: sốt, khó thở, ho, thở gấp, trẻ chán ăn….

Suy tim ứ huyết: Xuất hiện các tình trạng như: đổ mồ hôi khi bé cố gắng bú sữa mẹ, thở nhanh, thở co kéo, đổ mồ hôi, thở rên ngay cả khi nghỉ ngơi…Do phải làm việc nhiều lâu ngày sẽ khiến bị suy tim, tim dãn, ứ máu và không thể bơm máu hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu của các bộ phận trong cơ thể như khó thở hoặc đổ mồ hôi khi bú hoặc gắng sức, thở nhanh, thở co kéo, thở rên ngay cả khi nghỉ ngơi.

Ngoài ra, còn xuất hiện các biến chứng các như, tăng áp động mạch phổi nặng với hội chứng Eisenmenger, loạn nhịp tim, tắc mạch máu não hoặc áp xe não.

Tuy nhiên, với những bé mắc bệnh tim bẩm sinh thông liên thất lỗ nhỏ ít khi có biến chứng, trẻ vẫn sinh hoạt và phát triển bình thường.

Rối loạn thần kinh tim là bệnh gì, cách chữa trị ra sao?

Người bệnh tim nên ăn trái cây gì?

Bệnh hở van tim nên ăn gì là tốt nhất và không nên ăn gì?

Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất có di truyền không?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, căn bệnh này có tính di truyền. Yếu tố di truyền có thể hiện bệnh tim bẩm sinh xuất hiện của nhiều gia đình. 

Bên cạnh đó, khi mang thai mẹ rơi vào các trường hợp sau có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh thông liên thất: bị nhiễm rubella khi mang thai, bị tiểu đường thai kỳ, sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc và tiếp xúc với các chất kích thích cũng có nguy cơ đứa trẻ khi được sinh ra mắc bệnh thông liên thất. 

Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh thông liên thất thai phụ cần tiêm phòng Rubella trước khi mang thai, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, và kiểm soát tốt chế độ ăn để phòng tránh bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh tim bẩm sinh cần thông báo và tham khảo ý kiến của các sĩ trước khi mang thai. 

Phương pháp điều trị bệnh thông liên thất như thế nào?

Do tiến triển của bệnh thông liên thất khác nhau nên phác đồ điều trị cần dựa trên các: tuổi, huyết động, tổn thương giải phẫu bệnh và đáp ứng với điều trị nội.

 Điều trị thông liên thất có 3 biện pháp: điều trị nội khoa, phẫu thuật tim hở và đóng thông liên thất.

Các biện pháp nội khoa được thực hiện trong các trường hợp như sau: thông liên thất có tăng áp động mạch phổi, sẽ được điều trị bằng lợi tiểu, trợ tim và giảm tiền gánh trước khi phẫu thuật. 

Sau phẫu thuật và các trường hợp chưa phẫu thuật (hoặc không cần phẫu thuật) cần phòng ngừa biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Đóng lỗ thông qua da bằng dụng cụ hiện nay có thể chỉ định ở các trường hợp thông liên thất lỗ nhỏ phần cơ, ở mỏm hoặc sau NMCT có biến chứng. Trong tương lai, sẽ có nhiều loại dụng cụ đang được nghiên cứu để đóng thông liên thất phần quanh màng.

Điều trị ngoại khoa cũng là biện pháp được các bác sĩ chỉ định, tuy nhiên cũng cần phụ thuộc và vị trí và kích thước lỗ thông.

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *