• Trang chủ
  • Tim mạch
  • Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 
472 lượt xem Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị LâmTham vấn y khoa: Quách Văn Mích

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

benh-nhoi-mau-co-tim

Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý liên quan đến tim, động mạch vành bị tắc nghẽn khiến cơ tim chết đi, bị hoại tử và không thể hồi phục. Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

benh-nhoi-mau-co-tim

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành, đây cũng là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về tim mạch. 

Cũng như tất cả các cơ quan trong cơ thể, cơ tim cũng cần dưỡng khí để hoạt động và tồn tại, tim được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu gọi là động mạch vàng. Khi động mạch vành bị tổn thương, tắc hẹp sẽ khiến vùng cơ tim mà động mạch nuôi dưỡng bị thiếu oxy, đây là tình trạng thiếu máu cục đột. 

Khi động mạch bị tắc nghẽn, vùng tim không được cung cấp đủ máu sẽ dừng đột ngột hoàn toàn dẫn tới hoại tử cơ tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong rất nhanh nếu không được cứu chữa kịp thời. 

Những trường hợp bệnh nhân may mắn hồi phục sau nhồi máu cơ tim thì nguy cơ mắc bệnh suy tim trong tương lai sẽ rất cao.

Trường hợp bị tổn thương nhỏ, bệnh nhân có thể sẽ bị suy tim, tàn phế hoặc tăng nguy cơ đột tử…

Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhanh chóng hồi phục

Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe

Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất là gì, có di truyền không và phương pháp điều trị 

 Dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim 

Những triệu chứng thường gặp của một cơn nhồi máu cơ tim

dau-hieu-cua-benh-nhoi-mau-co-tim

– Đau ngực: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của cơ nhồi máu cơ tim, người bệnh có cảm giác như đè nặng, nóng rát trước ngực trái, mức độ tăng lên như có dao đâm giữ dội, siết chặt tim. Sau đó, cơn đau lan lên cổ, vai, hàm dưới, lưng bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau có thể kéo dài đến vài phút sau đó biến mặt rồi lại lặp lại. Dù bệnh nhân có thay đổi vị trí ngồi nằm tình trạng đau vẫn không thuyên giảm. 

– Một số triệu chứng điển hình của bệnh nhồi máu cơ tim khác như: Khó thở, đổ mồ hôi, đau đầu, chóng mặt có cảm giác bồn chồn, ho, hồi hộp, thở dốc, tim đập nhanh.

– Ngoài ra, ở một số bệnh nhân không trải qua các triệu chứng trên mà chỉ cảm thấy khó chịu vùng thượng vị và hơi mệt. 

– Nhồi máu cơ tim cũng xuất hiện một số dấu hiệu mờ nhạt như: ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn, cảm giác ăn không tiêu, đau thượng vị dễ nhầm với bệnh đau dạ dày nên người bệnh rất dễ dàng bỏ qua. 

 Ngay cả khi bạn nghỉ ngơi hoặc ngủ cơn nhồi máu cơ tim cũng có thể khởi phát hoặc sau khi tăng đột ngột hoạt động thể lực, tâm lý căng thẳng và ra ngoài trời lạnh. 

Bệnh thấp tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng thường gặp

Đau nhói tim: Dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh nguy hiểm

Tim đập nhanh, khó thở và cảm giác đánh trống ngực là bệnh gì?

Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim

Xơ vữa động mạch vành đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của cơn nhồi máu cơ tim. Tình trạng mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian bám vào mạch máu, bao gồm cholesterol xấu, canxi, mảnh vỡ tế bào…. Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài lâu, mô cơ tim sẽ bị ngừng đột ngột, gây nên cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim. 

Nguyên nhân dẫn tới tắc nghẽn động mạch vành bao gồm các yếu tố sau:  

Tăng cholesterol xấu: 

Nếu bạn đang ăn chế độ ăn không lành mạnh, nhiều chất béo động vật, phomai, sữa, bơ công nghiệp… đây là yếu tố thúc đẩy hình thành mảnh xơ vữa động mạch vành. 

Những chất béo này là kẻ thù của cơ thể, đặc biệt là người mắc các bệnh lý tim mạch, bằng cách làm tăng lượng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt. 

Những thực phẩm nhiều chất béo chuyển hóa này được gọi là hydro hóa, có nhiều trong những thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn. Chất béo chuyển hóa thường được ghi trên bao bì sản phẩm như: hydro hóa hoặc hydro hóa một phần.

Tăng huyết áp: 

Huyết áp dưới 120/80 mmHg được cho là bình thường, dù ở bất kỳ lứa tuổi nào, nếu huyết áp càng cao nguy cơ mắc bệnh vàng cao. Huyết áp cao sẽ làm tổn thương động mạch và thúc đẩy quá trình hình thành các mảng xơ  vữa.

Nồng độ triglycerid cao

Nồng độ Triglycerid sẽ đi khắp cơ thể, tới khi được dự trữ trong các tế bào mỡ. Tuy nhiên, một số triglycerid cũng có thể tồn đọng trong động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa. Đây cũng là nguyên nhân gây cơn nhồi máu cơ tim.

Tiểu đường 

Đây là căn bệnh rối loạn chuyển hóa, khiến lượng đường trong máu cao, gây tổn thương đến các mạch máu và dẫn đến bệnh mạch vành. 

Béo phì

Những người mắc bệnh béo phì có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn người có cân nặng cân đối. Béo phì cũng là yếu tố gây ra các bệnh: Tiểu đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp, nồng độ triglyceride cao…

Hút thuốc lá

Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và dẫn đến các bệnh tim khác. 

Tuổi tác: 

Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh mạch vành sẽ tăng lên, nam giới có nguy cơ mắc bệnh này sau 45 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh (khoảng sau 55 tuổi).

Yếu tố gia đình

Nếu trong gia đình bạn có ông bà, bố mẹ, anh chị mắc nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi ở nam giới và trước 65 tuổi ở nữ giới. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn sẽ cao hơn. 

Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim bao gồm: Căng thẳng, lười vận động, hút thuốc lá, stress, sử dụng rượu bia, tiền sử tiền sản giật và tăng huyết áp. 

Biến chứng nguy hiểm của cơn nhồi máu cơ tim 

Các biến chứng sớm

Đột tử:

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của cơn nhồi máu cơ tim, có đến 10% cơn nhồi máu cơ tim dẫn đến tình trạng đột tử. Nó có thể xảy ra bất thường trong tuần đầu sau phát bệnh. Nguyên nhân bởi thất tim rung, mạch phổi nghẽn, trụy mạch cấp, nhịp thất tim nhanh, vỡ tim.

Rối loạn nhịp tim:

 Có đến 90% người bệnh nhồi máu cơ tim xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim. Khi tim bị thiếu máu trong 48 giờ tim dễ gặp tình trạng này, nếu sau 48h tim vẫn bị rối loạn sẽ rất nguy hiểm. 

Vì vậy, trong các trường hợp này người bệnh cần tránh những trạng thái lo âu quá mức, căng thẳng, stress thì sẽ ngăn ngừa được các rủi ro kèm theo. 

cac-bien-chung-cua-benh-nhoi-mau-co-tim

Tim suy cấp:

Biến chứng này thường dễ xảy ra vào tuần thứ 2 sau khi bệnh nhân phát bệnh, trong trường hợp đau thắt vùng ngực và bệnh dễ tái phát. Bệnh nhân có nguy cơ trụy mạch, cùng các biểu hiện như huyết áp tụt, cơ thể ra nhiều mồ hôi, mạch yếu đập nhanh.

Nếu người bệnh mắc suy tim cấp, bệnh nhân sẽ cảm thấy thở khó kịch phát, phổi có hiện tượng phù cấp, nhịp mạch đập nhanh…

Tắc mạch gây tai biến

Tình trạng huyết khối gây nên nhồi máu cơ tim, nếu các huyết khối này di chuyển sang những bộ phận khác sẽ làm mạch mác tắc nghẽn, tắc phổi và gây nguy cơ đột quỵ… 

Vỡ tim

Có đến 10% số ca vỡ tim xảy ra vào tuần 2 sau khi phát bệnh. Thường thì thất trái hay làm máu tràn ra khỏi màng tim gây trụy tim dẫn tới tử vong.

Thiếu máu cơ tim 

Tỷ lệ tái nhồi máu cơ tim lên tới 30%, biểu hiện thứ phát là đau thắt vùng ngực phải và được cấp cứu giống bệnh nhồi máu cơ tim. Đây là bệnh thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường lâu năm. 

Các biến chứng muộn

Vách tim phình to:

Các biểu hiện suy tim, tắc mạch chủ lên tới 30% sau cơn đột quỵ.

Nhịp thất rối loạn:

Cần đặt máy chỉ số chỉ phân suất máu EF nhỏ hơn 35% với trường hợp nhịp thất rối loạn kết hợp vách thất phình.

Hội chứng bả vai – bàn tay:

Hội chứng này thường xuất hiện từ 6 – 8 tuần phát bệnh, bả vai và bàn tay (thường là bên trái) xuất hiện các cơn đau nhức, do viêm thoái hoá và xơ hóa vùng khớp. Vì vậy, người bệnh cần cố gắng vận động sớm sẽ càng ít tai biến càng ít gặp biến chứng. 

Đau dây thần kinh 

Người bệnh thường suy nghĩ, lo lắng, stress và suy nhược tinh thần dễ xuất hiện những cơn đau đầu vùng ngực và sẽ dần lan rộng, đau ê ẩm và nặng nề ở vùng tim. Vì vậy, cần có những liệu pháp giúp người bệnh chấn an tinh thần. 

Suy tim 

Sau phát bệnh nhồi máu cơ tim hoạt động của tim sẽ suy yếu rõ rệt, và dần dần phát triển thành suy tim.

Hội chứng viêm màng tim:

Có 3 -4 % số trường hợp, xuất hiện những biểu hiện đau sau vùng xương ức; đau nhiều khi thở, vận động, ho; cơn đau giảm xuống khi ngồi hoặc cúi về phía trước. 

Các biện pháp điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

Bệnh nhồi máu cơ tim cần được phát hiện và điều trị kịp thời, bởi vậy mà hầu hết các trường hợp đều được chữa trị ở phòng cấp cứu. Tiến hành các thủ thuật để can thiệp mạch vành để thông động mạch, bơm máu cho tim.

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch bằng cách nối tĩnh mạch và động mạch sao cho máu được lưu thông vòng quanh chỗ tắc. 

Với những trường hợp bệnh nhân còn sống nhưng không được can thiệp kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng co bóp và một phần cơ tim bị chết. 

Khi bệnh nhân nhồi máu cơ tim được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp thông tim đặt stent trong mạch vành, lúc này tế bào tim được bảo tồn và tim được tái máu tươi. 

Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ có hiện tượng hẹp tắc nhiều nhánh mạch vành và không thể can thiệp đặt stent. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành khi tình trạng nhồi máu cơ tim ổn định hơn.

Dù điều trị bằng phương pháp nào, sau cơn nhồi máu cơ tim, bệnh nhân đều được chỉ định sử dụng nhiều loại thuốc hỗ trợ và ngăn ngừa bệnh tái phát. Người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kiểm tra sức khỏe định kỳ và uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để phòng ngừa tình trạng bệnh tái phát. 

Bệnh rối loạn nhịp tim là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh tim mạch là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị?

Biện pháp dự phòng bệnh nhồi máu cơ tim

Trước tiên, người bệnh nên hiểu hiểu nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp phòng tránh tốt nhất cho bản thân và gia đình. 

Trước hết, ngay từ khi chưa mắc bệnh người bệnh cần chú ý đến việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập thể dục thể thao điều độ để phòng và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh này bằng những biến pháp sau:

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều chất xơ (rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây…), hạn chế ăn chất béo bão hòa (thịt động vật, dầu công nghiệp và các loại da của gia cầm…) bổ sung chất béo không bão hòa (chất béo có nguồn gốc thực vật: dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải, các loại cá béo….). Không ăn quá mặn và quá nhiều đường. 

Kết hợp tập thể dục điều độ: Mỗi ngày 30 phút tập thể dục là thời gian hoàn toàn hợp lý nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe tim mạch. Nếu bạn đã bị bệnh nên tham khảo ý kiến của các sĩ để có một chế độ luyện tập phù hợp và mang lại hiệu quả.

Không hút thuốc: Đây là yếu tố rất quan trọng nếu bạn muốn có một trái tim khỏe mạnh, hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ đau tim và mắc bệnh hô hấp. Vì vậy, người bệnh tim cần tránh hút thuốc và hít khói thuốc.

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *