• Trang chủ
  • Tim mạch
  • Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhanh chóng hồi phục 
473 lượt xem Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị LâmTham vấn y khoa: Quách Văn Mích

Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhanh chóng hồi phục 

cach-phong-ngua-benh-nhoi-mau-co-tim-tai-phat

Chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim đóng vai trò rất quan trọng. Nếu quá trình này được chăm sóc tốt sẽ rút ngắn thời gian chữa trị, và ngăn ngừa tình trạng tiến triển nặng của bệnh. 

 Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim sau 1 năm là 55%, và tăng lên 80% sau 10 năm. Chính vì vậy, việc theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim vô cùng cấp thiết và đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục sức khỏe, giảm nguy cơ tử vong. Cùng Camnangthucduong tìm hiểu quá trình chăm sóc bệnh nhân nhanh chóng hồi phục qua bài viết sau nhé:

cham-soc-benh-nhan-nhoi-mau-co-tim

Mục tiêu chăm sóc sau nhồi máu cơ tim

Để chăm sóc bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim, người nhà bệnh nhân cần xây dựng dựa trên các mục tiêu sau: 

– Cải thiện các triệu chứng mà người bệnh sau nhồi máu cơ tim thường gặp phải như: khó thở, mệt mỏi, đau ngực bằng các tăng cường lưu thông máu, lưu lượng máu đến từng cơ quan trong cơ thể từ đó nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. 

– Phục hồi khả năng hoạt động: Giúp người bệnh tham gia các hoạt động thể chất bình thường mà không gặp phải những triệu chứng khó chịu. 

– Ngăn ngừa tái cấu trúc tim, phòng tránh biến chứng rối loạn nhịp tim, suy tim và ngăn ngừa nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim. 

  • Giảm lo lắng, căng thẳng cho người bệnh: Người nhà cần phối với hợp với bác sĩ ngay cả khi xuất viện động viên và tránh những căng thẳng cho người bệnh. 

Tim đập nhanh, khó thở và cảm giác đánh trống ngực là bệnh gì?

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe

Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim trong tuần đầu tiên 

Để cải thiện tình trạng bệnh, trong những tuần đầu tiên tại bệnh viện bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng đau ngực, khó thở, nhồi máu cơ tim bao gồm: sử dụng thuốc (morphin sulfat, các thuốc giãn mạch vành) và thở oxy… Trong giai đoạn này, người nhà bệnh nhân cần chú ý những điểm sau:

– Hạn chế để bệnh nhân vận động, giúp giảm nhu cầu oxy của tim. Tốt nhất nên để bệnh nhân nghỉ ngơi ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Nghỉ ngơi đúng cách cũng là phương pháp giúp cải thiện lưu lượng máu từ tim đến các cơ quan trong cso thể. 

– Khi đã hết đau ngực, hướng dẫn bệnh nhân tập thở sâu và thay đổi tư tế để cải thiện thông khí phổi và tăng dần hoạt động theo thứ tự sau:

  •  Nằm cử động tay, chân.
  • Ngồi dậy trên giường ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10 đến 20 phút.
  •  Cố gắng tự thực hiện vệ sinh cá nhân

Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất là gì, có di truyền không và phương pháp điều trị 

Bệnh rối loạn nhịp tim là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh tim mạch là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị?

Cách chăm sóc nhồi máu cơ tim nhanh hồi phục 

Nếu được chăm sóc điều trị tốt trong 6 tuần đầu, người bệnh sẽ phục hồi và làm được những công việc trước đây. 

Để giúp người bệnh nhanh chóng bình phục, người bệnh nên thực hiện theo các cách sau đây: 

Nếu được chăm sóc điều trị tốt trong 6 tuần đầu, người bệnh sẽ phục hồi và làm được những công việc trước đây. 

Rối loạn thần kinh tim là bệnh gì, cách chữa trị ra sao?

Người bệnh tim nên ăn trái cây gì?

Rối loạn thần kinh tim là bệnh gì, cách chữa trị ra sao?

Tập thể dục

Tập thể dục sẽ giúp bạn cải thiện tuần hoàn vành, giúp tim nhanh hồi phục, việc rèn luyện thể chất đều đặn giúp người bệnh hoạt động và làm việc trong giới hạn sức khỏe cho phép. 

Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh mà người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có những bài tập thể dục phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình luyện tập người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc sau:

– Không gắng sức khi cảm thấy mệt mỏi

– Không tập những bài tập có cường độ cao, hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng và có thể duy trì lâu dài. 

– Trong quá trình tập nếu xuất hiện các triệu chứng khó thở, hụt hơi, tim đập nhanh, đau ngực thì nên nghỉ ngơi. 

– Không tập thể dục dưới thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng.

Chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim bằng cải thiện đời sống tinh thần

Sau cơn cơ nhồi máu cơ tim sẽ khiến người bệnh suy giảm về thể chất lẫn tinh thần. Hầu hết những người sau mắc bệnh luôn giữ tâm trạng chán nản, bi quan, lo lắng về tương lai, lo sợ phải làm những công việc sử dụng nhiều sức và không yên tâm về sức khỏe của bản thân dẫn đến trầm cảm. Chính vì vậy, người nhà cần trấn an, tạo chỗ dựa tinh thần vững chắc cho bệnh nhân bằng cách như:

– Hướng dẫn bệnh nhân tập luyện các kỹ thuật hít thở sâu, nghe nhạc, thiền… 

– Khuyến khích họ tham gia những hoạt động vừa sức, những công việc yêu thích giảm thời gian rảnh rỗi cho việc chán nản, bi quan. 

– Tích cực trò chuyện, chia sẻ và kể về những trường hợp đã chiến thắng bệnh tật bằng nếp sống tốt.

– Tạo môi trường sống tích cực, vui vẻ hạn chế tối đa các cảm xúc bực tức, đau khổ, buồn bực… 

– Trong trường hợp bệnh nhồi máu cơ tim nặng bạn cần dùng thêm thuốc. 

Những dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim

Những cơn nhồi máu cơ tim thường đến bất chợt và quay lại nhiều lần. Vì vậy cả bệnh nhân và người nhà bệnh cần chú ý những dấu hiệu nhồi máu cơ tim sau để chữa trị và cấp cứu kịp thời: 

– Đau ngực: hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ cảm giác như có vật gì đó đè lên ngực, cảm thấy khó thở và đau ngực. Nó xuất hiện giữa xương ức, kéo dài trong vài phút và có thể quay trở lại. 

– Đau lan ra các vị trí khác: Cơ đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác như: cổ, lưng, hàm hoặc vùng dạ dày. 

– Khó thở và các dấu hiệu như buồn nôn, choáng váng và đổ mồ hôi lạnh. 

cach-phong-ngua-benh-nhoi-mau-co-tim-tai-phat

Cách phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim tái phát 

Xây dựng một lối sống lành mạnh và khoa học

Đây sẽ là “chìa khóa vàng” để phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim tái phát. Vì vậy, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau để có một trái tim khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật. 

– Không hút, ngửi mùi thuốc lá và không sử dụng bia, rượu. 

– Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên và điều độ, thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức. 

– Duy trì trọng lượng phù hợp với cơ thể, với người đang thừa cân, béo phì thì nên giảm cân. 

– Kiểm tra sức khỏe tim mạch, huyết áp định kỳ 

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh 

  • Hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều chất béo và muối
  • Ăn nhiều chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt và rau củ mỗi ngày 
  • Nên sử dụng chất béo không bão hòa như: dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải và các loại cá béo. 

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *