Nội dung trong bài viết
Đau nhói tim là tình trạng người bệnh cảm thấy đau nhói ở vùng ngực. Hiện tượng đau nhói tim cảnh báo bạn bị thiếu máu cơ tim, tim tổn thương hoặc một bệnh lý khác.
Ngoài ra, cơn đau nhói tim xuất hiện do bạn hoạt động thể chất quá sức, cũng có thể do bạn căng thẳng hoặc lo lắng quá mức. Tình trạng này lâu ngày gây ra những ảnh hưởng nhất định đến thần kinh tim và thần kinh giao cảm khiến đau nhói tim và tim đập nhanh.
Đau tim là bệnh gì?
Đau tim là thuật ngữ chỉ các biểu hiện đau ở vùng ngực của bệnh tim, nó xảy ra khi dòng máu đến nuôi dưỡng cơ tim bị chặn lại, khiến người bệnh cảm thấy đau nhói tim, ngực tức căng, nặng về ở vùng gần tim.
Một trong những nguyên nhân gây đau tim thường là do bệnh động mạch vành, liên quan đến các chất béo xấu ở trong lòng động mạch, hình thành các mảng bám và gây tắc nghẽn mạch. Trong một số trường hợp có thể là do động mạch vành bị co thắt bởi các tác nhân ngoài tim như: tình trạng stress, căng thẳng kéo dài; chất nicotin trong khói thuốc lá.
Tình trạng kéo dài trong một thời gian dài sẽ làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ tim và khiến người bệnh có tình trạng đau nhói tim.
Tim đập nhanh, khó thở và cảm giác đánh trống ngực là bệnh gì?
Triệu chứng đau nhói tim do nhiều sức khỏe khác nhau
Đau nhói tim thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như: đau dây thần kinh, trào ngược dạ dày thực quản hoặc các bệnh lý về phổi… chính vì vậy mà mọi người thường nhầm lẫn giữa một cơn đau tim và đau nhói tim.
Tuy nhiên, dù bất cứ nguyên nhân là gì, cơn đau nhói tim thoáng qua, hay thường xuyên xuất hiện cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch, bạn cần nghỉ ngơi và xoa dịu cơn đau.
Bởi vậy, nếu bạn xuất hiện các cơn đau nhói tim hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác để có phác đồ điều trị kịp thời.
Sau đây là một số dấu hiệu đau nhói tim do bệnh tim mạch:
– Cơn đau nhói tim xuất hiện đột ngột, kéo dài trong khoảng 30s và dần dần giảm khi bạn nghỉ ngơi và hít thở đều.
– Khi bạn hoạt động thể chất với cường độ cao như: chơi thể thao, lao động nặng nhọc, tập gym…sẽ xuất hiện cơn đau thắt ngực.
– Xuất hiện đau nhói tim sau khi ăn quá no.
Các trường hợp tự nhiên đau nhói tim và giảm dần sau khi thở đều và nghỉ ngơi. Bạn không cần quá lo lắng về sức khỏe của mình. Tuy nhiên, nếu cơn đau tim xuất hiện với cường độ liên tục có thể bạn đang mắc các bệnh như:
– Rối loạn thần kinh tim
– Viêm dây thần kinh liên sườn hoặc viêm dây thần kinh liên sườn.
– Mắc các bệnh lý liên quan đến phổi
– Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh lý về tim như: hẹp van tim, thiếu máu cơ tim, viêm màng tim…
– Bị bệnh dạ dày và thực quản
Khi bạn mắc các căn bệnh này cũng là yếu tố gây ra những cơn đau nhói tim, có thể xuất hiện thường xuyên hoặc lâu lâu mới thấy xuất hiện.
Điều trị đau tim bằng cách nào hiệu quả?
Để điều trị bệnh đau nhói tim, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành quá trình chẩn đoán, kiểm tra các triệu chứng mà bạn thường gặp phải. Điều tra yếu tố gia đình, tiền sử bệnh nhân, khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.
Hội chứng suy tim là gì, có nguy hiểm không và suy tim có chữa được không?
Tùy vào mức độ của bạn mà bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định dùng một số loại thuốc hoặc thực hiện các thủ thuật, hoặc phẫu thuật.
Điều trị nội khoa bệnh đau nhói tim
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê dùng các loại thuốc có tác dụng giãn mạch, để lượng máu lưu thông cung cấp đủ cho tim, kết hợp với các loại thuốc tiêu cực máu đông và giảm căng thẳng, stress cho người bệnh:
– Thuốc giãn động mạch vành (nhóm nitrat): Loại thuốc này giúp máu lưu thông dễ dàng bởi nó làm giãn các động mạch vành tim. Thuốc này thường được bác sĩ chỉ định đặt dưới lưỡi.
– Thuốc làm tan cục máu đông hay thuốc chống đông (như As pi rin): Điều trị đau tim do các khối huyết làm tắc nghẽn mạch vành.
– Thuốc chống trầm cảm: Một số trường hợp cơn đau nhói tim xuất hiện do căng thẳng, stress kéo dài hay những hoảng loạn tâm lý. Loại thuốc này sẽ rất hữu ích cho việc điều trị một số triệu chứng bệnh và giảm những cơn đau nhói tim.
Bệnh thấp tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng thường gặp
Biện pháp phòng ngừa bệnh đau nhói tim
Lối sống lành mạnh là yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn có một trái tim và cơ thể khỏe mạnh. Nó đóng vai trò quan trọng giúp bạn ngăn ngừa và giảm các cơn đau tim, vì vậy bạn cần thực hiện những lưu ý sau:
– Nên sử dụng chất béo bão hòa có trong cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá mòi…) và các chất béo có nguồn gốc thực vật như: dầu cải, dầu hướng dương, dầu oliu…Những chất béo này sẽ giúp người bệnh hạn chế cholesterol xấu…
– Nên tăng cường các loại chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều rau xanh, trái cây…
– Bạn cũng nên hạn chế tiêu thục các loại thịt đỏ, da gia cầm và các thực phẩm đóng hộp, chứa chất phụ gia và chất bảo vệ thực vật.
– Cân bằng khẩu phần ăn về các loại họ đậu, cá, đậu, sữa và các sản phẩm không có chất béo.
– Duy trì thân hình cân đối, giảm cân nếu bạn đang béo phì hoặc thừa cân
– Kết hợp luyện tập thể chất điều độ và phù hợp với thể trạng của từng người. Khi tiến hành thực hiện một bài tập nào đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Bỏ thuốc lá hoàn toàn và không hít mùi thuốc lá, không sử dụng chất có cồn: rượu, bia…
– Kiểm soát tốt các bệnh liên quan như: mỡ máu, huyết áp cao, bệnh đái tháo đường
Nếu bạn đang khỏe mạnh hoặc đang mắc bệnh đau nhói tim hay những bệnh liên quan đến tim mạch thì cũng nên suy trì một lối sống lành mạnh, để trái tim được hoạt động tốt. Và đừng quên lắng nghe cơ thể và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng tránh bệnh.