Nội dung trong bài viết
Thường những người áp dụng phương pháp ăn chay thực dưỡng có cái nhìn quá cứng nhắc, chỉ tuân thủ đúng chế độ ăn và ăn đúng gạo lứt muối mè. Việc này khiến bạn cảm thấy nhàm chán, mất sự kiên nhẫn để thực hành tiếp. Vì vậy, camnangthucduong sẽ bật mí cho bạn cách nấu ăn chay thực dưỡng Ohsawa để làm thực đơn thêm phong phú hơn nhé!
Tổng hợp những món ăn chay theo thực đơn thực dưỡng ngon nhất
Món phở thực dưỡng
Nguyên liệu chuẩn bị:
1kg bí đỏ, 2 củ cà rốt 300g củ sen, 200g hạt sen, chả chay, phở gạo lứt, tương miso, muối hoặc tương tamarri, rau thơm.
Quy trình thực hiện:
– Làm sạch tất cả các nguyên liệu trên và cắt miếng vừa ăn.
– Bí đỏ và củ sen cho vào nồi cùng 1 lít nước lọc để nấu nước dùng. Sau đó, bớt phần bí đỏ ra bát, cho cà rốt, hạt sen nấu đến khi chín thì nêm muối cùng miso.
– Chả chay cắt miếng vừa ăn
– Ăn theo kiểu thực dưỡng nên bạn chỉ dùng vị ngọt từ bí đỏ và nêm ít muối hồng và tương miso, không nên sử dụng đường.
– Phở được làm từ gạo lứt, rửa qua nước lọc cho sạch bụi bẩn và trụng qua nước sôi.
– Cuối cùng là cho phở vào bát, cho chả, nước dùng còn nóng hổi thêm củ sen, cà rốt chả chay và một chút rau thơm để món phở thực dưỡng tăng thêm hương vị.
Mì nấu với súp rau củ
Nguyên liệu chuẩn bị:
Mì soba hoặc mì gạo lứt, 2 củ hành tây (rửa sạch, cắt nhỏ), 1 củ cà rốt bào sợi nhỏ, rau bắp cải, 8 bát nước lọc, 1 thìa tương tamari, 2 muỗng dầu mè, 1 muỗng hạt nêm thực dưỡng.
Quy trình thực hiện:
– Rửa sạch mì gạo lứt, sau đó trụng qua nước sôi từ 5 – 10 phút cho sợi mì được mềm.
– Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu sau đó chiên chín hành tây, cà rốt và bắp cải. Thêm nước lọc vào đun sôi khoảng 30 phút và nêm gia vị cho vừa ăn.
– Cho mì gạo lứt vào nồi, đun sôi khoảng 3 phút.
– Cuối cùng là múc ra bát và thưởng thức món ăn thực dưỡng mì gạo lứt súp rau củ thơm ngon khi đang còn nóng.
Mì nấu với đậu đỏ
Nguyên liệu chuẩn bị
1 muỗng hạt nêm thực dưỡng, 150g đậu đỏ, 2 bát nước lọc, 450g gạo lứt, 2 mcf nước tương tamari, hành lá, dầu mè.
Quy trình thực hiện
– Rửa sạch đậu đỏ, ngâm nước từ 6 – 7 tiếng, bạn nên ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian.
– Cho đậu đỏ, cùng nước lọc và nồi áp suất. Ninh trong 45 phút sau đó tắt bếp.
– Mì gạo lứt rửa sạch, ngâm qua nước khoảng 5 – 10 phút sau đó vớt ra để ráo nước.
– Cho mì vào nồi đậu đỏ đun từ 3 – phút, cuối cùng là múc ra bát nêm gia vị cho vừa ăn cùng một chút hành lá.
Bún hoặc mì gạo lứt nấu với nấm đông cô
Nguyên liệu chuẩn bị
Bún hoặc phở gạo lứt khoảng 400g, nấm đông cô, củ cải trắng, cà rốt, hành lá, bột nêm thực dưỡng, hoa hồi, muối tương tamari hoặc miso
Quy trình thực hiện
– Rửa sạch bún hoặc phở lứt cho sạch. Sau đó trụng qua nước sôi từ 5 – 10 phút.
– Nấm đông cô cũng rửa sạch và ngâm nước nóng cho mềm.
– Cho nấm đông cô, cà rốt, củ cải, chút muối hoặc bột nêm thực dưỡng vào ninh khoảng 30 phút để làm nước dùng.
– Khi rau củ chín, có vị ngọt tự nhiên thì cho bún hoặc phở vào nồi đun thêm 3 – 5 phút. Sau đó, nêm tương tamari hoặc tương miso cho đậm và thêm chút hoa hồi và hành hoa cho món ăn thêm hương vị.
Bún, phở lứt nấu với phổ tai
Nguyên liệu chuẩn bị
Bún hoặc phở lứt, phổ tai, muối hầm, tương tamari hoặc miso.
Quy trình thực hiện
– Ngâm bún phở gạo lứt với nước sôi nóng khoảng 5 phút cho sợi phở mềm, nhanh chín
– Phổ tai có vị ngọt như nước ninh xương, rất thích hợp làm nước dùng phở.
– Cho phổ tai vào nước, đun sôi khoảng 5 phút để làm nước dùng.
– Sau đó cho bún phở gạo lứt vào, đun liu riu tới khi sợi phở chín
– Nêm muối hầm, tương tamari hoặc miso vào cho đậm vị.
– Cuối cùng là cho hành lá vào bát, một chút gừng tươi, rồi múc bún phở ra bát. Vậy là bạn đã có một món ăn thực dưỡng thơm ngon tuyệt vời.