Hầu hết những người mới bắt đầu theo trường phái ăn chay thực dưỡng, có cái nhìn rất cứng nhắc, chỉ nhất nhất thực hiện theo đúng chế độ và công thức muối mè và gạo lứt. Việc thực hiện theo phương pháp này không những khiến bản thân nhanh ngán mà còn mất niềm tin, sự kiên nhẫn thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn quá lâu.
Vì vậy, để tránh khỏi những các ăn uống sai lầm, qua bìa viết này camnangthucduong.vn sẽ giới thiệu đến với các bạn một số thực đơn thực dưỡng để cải thiện tình trạng này nhé.
Cháo gạo lứt
Thay vì ăn cơm gạo lứt muối mè thường xuyên, bạn có thể thay đổi linh hoạt bằng việc chế biến cháo gạo lứt.
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm gạo lứt, hạt sen, đậu đỏ, bột nghệ, muối hầm.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên và để ráo.
Bước 2: Cho tất cả những nguyên liệu trên vào nồi áp suất, ninh trong vòng 20 phút, sau đó tắt bếp để sau 30 phút cho lên bếp đun tiếp lần 2 trong 20 phút nữa là chúng ta đã hoàn thành món cháo gạo lứt, sau đó múc ra tô và thưởng thức thôi.
Bạn có thể cho thêm các loại rau theo mùa thành món cháo thập cẩm, khi cho rau củ chung ngay từ đầu sẽ khiến cháo có mùi nồng. Vì vậy, bạn nên hầm chín rau củ để riêng và cho vào ninh cùng cháo khi đun lần 2 nhé.
Ngoài ra, món cháo gạo lứt bạn có thể ăn cùng rau thơm và hành lá để tăng hương vị món ăn. Đặc biệt, món cháo gạo lứt còn ăn rất hợp với củ cải muối nữa.
Bánh đa kê
Món bánh đa kê truyền thống sẽ là sự thay đổi linh hoạt nếu bạn đang tìm kiếm thực đơn thực dưỡng, món bánh dân dã có độ giòn của bánh, ngọt bùi của mè đen và thêm chút cùi dừa non, sẽ làm thực đơn của bạn thêm đa dạng.
Sữa gạo lứt
Gạo lứt giàu vitamin B1 và kẽm; hỗ trợ giảm cân, tốt cho tiêu hoá vì giàu chất xơ, giảm cholesterol xấu, làm đẹp tóc, đẹp da thì đây là món sữa lành mạnh rất tốt cho sức khỏe và giảm cân cực kỳ hiệu quả.
Nguyên liệu chuẩn bị làm sữa gạo lứt: 100g gạo lứt, (bạn có thể rang chín để gạo lứt có mùi thơm, 1200ml nước lọc, 30ml mật ong nguyên chất.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Gạo vo sạch để ráo nước, cho vào chảo nóng rang cho tới khi có mùi thơm.
Bước 2: Để gạo lứt nguội, nêm thêm chút muối thêm nước cho vào máy xay sinh tố khoảng 20 – 25 phút là xong.
Bước 3: Cho hỗn hợp sữa gạo vào nồi, bắt lên bếp đun sôi. Sau đó, đợi sữa nguội cho 30ml mật ong vào hòa tan. Tùy vào sở thích của bạn và gia đình mà có thể thêm hoặc bớt mật ong để hợp khẩu vị nhé!
Sau đó bạn cho vào hũ cất tủ lạnh bảo quản, mang di làm dùng dần. Chỉ vài bước đơn giản là chúng ta đã có món sữa thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Nếu bạn muốn giảm cân thì không cho mật ong, còn tăng cân thì cho thêm mật ong nhé. Thức uống này bạn có thể uống cả ngày thay cơm và bổ sung thêm các loại hoa quả nữa nhé.
Cơm lứt hạt kê hoặc bắp
Nguyên liệu chuẩn bị: 100g hạt kê, 100g gạo lứt, muối mè.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Trước tiên bạn ngân kê 15 phút, đãi sạch rồi để ráo nước. Tiếp đó, đãi gạo lứt ngâm với nước lọc từ 1,5 tiếng – 2 tiếng sau đó vớt ra để ráo.
Bước 2: Thêm nước sạch vào ngâm cho đủ 2 lon vào nồi, đậy vung và đun lửa lớn cho cơm nhanh sôi. Tiếp đó, đổ gạo vào khuấy đều để gạo sôi khoảng 10 phút, mở vung và nêm thêm muối vào đảo nhẹ với nước.
Khi cơm đã cạn, các bạn cho kê vào và trộn đều đậy vung nấu tiếp cho chính. Sau khi cơm chín bạn cho ra bát và thưởng thức cùng muối mè.
Bún gạo lứt nấm đông cô
Nguyên liệu chuẩn bị: Bún hoặc phở gạo lứt, nấm đông cô, củ cải trắng, cà rốt…
Hành lá, bột nêm và muối, thêm tương tamari hoặc miso
Quy trình thực hiện
Bún gạo lứt rửa sạch dưới vòi nước, sau đó vớt ra rổ và để ráo. Ngâm nấm đông cô qua nước nóng từ 5 – 10 phút cho mềm và nở.
Cho tất cả các nguyên liệu: nấm đông cô, muối, củ cải, cà rốt và thêm hạt nêm thực dưỡng cùng nước vào ninh làm nước dùng.
Ninh từ 10 – 15 phút, khi rau củ đã chín mềm có vị ngọt, bạn cho thêm bún vào nồi. Tùy vào khẩu vị mỗi người mà các bạn có thể nêm thêm tương tamari hoặc tương miso cho đậm đà. Sau đó, cho bún gạo lứt ra bát tô thêm chút rau thơm và hành hoa và thưởng thức thôi nào.