Nội dung trong bài viết
Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp và lối sống. Do bệnh không thể chữa khỏi ngay nên chúng ta cần có kế hoạch điều trị lâu dài, thậm chí suốt đời. Vậy qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu bệnh tim mạch là gì? dấu hiệu nguyên nhân và cách điều trị như thế nào nhé!
Bệnh tim mạch là gì?
Bệnh tim mạch là các tình trạng bệnh lý liên quan đến sức khỏe của tim, sự hoạt động của các mạch máu gây sự suy yếu của tim, ảnh hưởng đến quá trình làm việc của tim.
Các bệnh tim mạch bao gồm: Bệnh lý mạch máu, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim, bệnh lý tim nhiễm khuẩn, bệnh lý tim bẩm sinh, suy tim…
Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, lối sống. Bệnh không thể chữa khỏi ngay lập tức mà cần quá trình điều trị, có thể là suốt đời gây tốn kém nhiều chi phí.
Nếu bạn đang gặp các triệu chứng như đau ngực, khó thở, mệt mỏi nhiều… thì rất cả thể bạn đang mắc bệnh tim và cần được đi khám ngay.
Rối loạn thần kinh tim là bệnh gì, cách chữa trị ra sao?
Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, đặc biệt là do lối sống hàng ngày của bệnh nhân, nhu sau:
– Hút thuốc lá và ngửi mùi thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa 2 chất Nicotine và Carbon monoxide là nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch và co thắt động mạnh.
– Chế độ ăn uống không lành mạnh: Nếu trong bữa ăn của bạn ăn quá nhiều muối, chất béo và cholesterol cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh tim mạch.
– Ngồi văn phòng và lười vận động, ít hoặc không luyện tập thể dục thể thao.
– Stress hoặc căng thẳng trong thời gian quá dài khiến động mạch bị hỏng, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
– Thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch
– Tăng cholesterol xấu, hình thành các mảng xơ vữa bám trên động mạch.
– Mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch cũng là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
– Tuổi tác, cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch bởi tuổi cao khiến bạn hẹp động mạch, suy yếu hoặc phì đại động mạch.
– Huyết áp cao dẫn đến cơ cứng và thu hẹp các mạch máu
– Yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ hoặc anh chị mắc bệnh tim nguy cơ bạn mắc bệnh tim cũng rất cao.
Dấu hiệu bạn đang mắc bệnh tim
Khó thở, đặc biệt khi nằm xuống
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tim mạch đó là khó thở, nó xuất hiện từ từ, cảm giác tăng lên khi người bệnh cố gắng hết sức, đặc biệt là khi nằm xuống hoặc đi ngủ. Ngoài ra, có cảm giác như có vật gì đó đè nén ngực hoặc khó khăn khi hít thở sâu.
Nếu gặp trường hợp trên, bạn nên tìm gặp các bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Cảm giác nặng ngực, tức trong ngực
Đây cũng là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tim. Người bệnh có cảm giác bị tức ngực, bị đè nặng lên ngực. Ngoài ra, sẽ xuất hiện những cơn đau, những cơn đau thắt ngực ở khu vực dưới xương ức, phía trước, những cơn đau này thường kéo dài 10 phút sau đó lặp lại.
Hiện tượng phù
Hiện tượng phù làm cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng, đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh tim mạch, phù nề, phù tím. Triệu chứng này bắt đầu từ 2 bàn chân kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch nổi ở cổ.
Nếu khi ngủ dậy bạn xuất hiện các triệu chứng như: mí mặt nặng, mặt căng phù, đặc biệt là chân… tất cả đều cho thấy bạn đang mắc bệnh tim mạch.
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức
Nếu bạn mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Ngay cả khi thực hiện những hoạt động thường ngày cũng khiến người bệnh kiệt sức và mệt mỏi, cảm giác này xuất hiện nhiều lần trong ngày và thường xuyên cũng là một trong những cảnh báo bạn đang mắc vấn đề về tim mạch.
Ho dai dẳng khò khè
Ho dai dẳng, khò khè khiến phần lớn nhiều bệnh nhân hiểu nhầm với hen suyễn, viêm phổi… Để phân biệt, ho bệnh tim thường ho khan hoặc ho có đờm chất nhầy đặc hoặc trắng.
Nguyên nhân khiến bệnh ho dai dẳng do tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây nên tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.
Chán ăn, buồn nôn
Người mắc bệnh tim mạch lúc nào cũng cảm thấy no. Bởi sự tích tụ của dịch trong gan hoặc hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Kết quả là, khiến hệ thống tiêu hóa của người bệnh không còn cảm giác muốn ăn, ăn ít hơn và buồn nôn.
Đi tiểu đêm
Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm là một trong những triệu chứng của bệnh tim mạch do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
Nhịp tim nhanh, mạch không đều
Những người bệnh mắc bệnh tim, trái tim người bệnh thường đập với tốc độ nhanh hơn, có cảm giác như đang chạy hoặc đập dồn dập. Các biểu hiện như hồi hộp bất thường, nghe rõ tim đập như đánh trống ngực cũng cần được chú ý.
Lo lắng, thở nhanh
Bệnh nhân thường có biểu hiện như thở nhanh, nhịp tim bất thường và lòng bàn tay đổ mồ hôi; phần lớn mọi người thường nhầm lẫn với các dấu hiệu như lo lắng hoặc căng thẳng. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến cảnh báo bạn đang bị suy tim nhưng lại là dấu hiệu rất nhiều người dễ dàng bỏ qua.
Chóng mặt, ngất xỉu
Đây cũng là triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, do máu đến não bị gián đoạn.
Bệnh tim mạch xảy ra những biến chứng gì?
Các biến chứng thường gặp ở bệnh tim mạch bao gồm:
Suy tim
– Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh tim mạch, tình trạng này xảy ra khi máu không thể bơm đủ lên tim để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể.
– Các bệnh tim như khuyết tật tim, bệnh hở van tim, cơ tim và nhiễm trùng tim đều có thể dẫn tới suy tim.
– Cục máu đông ngăn chặn sự lưu thông của máu, khiến máu không thể đến tim gây ra cơ đau tim, cơn đau này có thể gây tổn hạt hoặc phá hủy một phần của cơ tim. Xơ vữa động mạch cũng có thể gây đau tim.
Đột quỵ
– Các yếu tố gây ra bệnh tim cũng có thể dẫn đến đột quỵ.
– Cơn đột quỵ xảy ra khi động mạch bị thu hẹp hoặc bị chặn, chính vì vậy máu đến não của bạn quá ít.
– Thời gian vàng để cấp cứu cho một ca đột quỵ đó là trước 4 tiếng, bởi các mô não sẽ chết trong vài phút kể từ khi cợt đột quỵ bắt đầu.
Phình động mạch
– Phình động mạch cũng là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh tim mạch và nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trong cơ thể bạn.
– Phình động mạch khiến bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng chảy máu nội bộ, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
– Khi bệnh nhân mắc chứng xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên.
– Bệnh động mạch ngoại biên khiến tứ chi của bệnh nhân không nhận đủ lượng máu cần thiết và gây ra chứng đau nhức, đặc biệt đau khi đi bộ.
Tim ngừng đột ngột
– Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch, nếu tình trạng này không được điều trị và cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
– Tim ngừng đột ngột là tình trạng chức năng tim, hơi thở và ý thức mất đột ngột, thường được gây ra bởi hội chứng rối loạn nhịp tim.
Chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh tim mạch, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện những phương pháp sau:
Điện tâm đồ:
– Bác sĩ chẩn đoán bệnh tim mạch dựa trên tiểu sử của gia đình, các yếu tố nguy cơ mắc bệnh, thực hiện các xét nghiệm thể chất cũng như các xét nghiệm và thủ tục khác.
– Nếu bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện một hoặc nhiều hơn các phương pháp y tế chỉ để chẩn đoán chính xác hơn. Bởi không có phương pháp nào duy nhất chẩn đoán bệnh tim.
– Chụp X – quang cũng là phương pháp chẩn đoán bệnh tim, bao gồm: Điện tâm đồ (ECG); Máy theo dõi Holter; Siêu âm tim; Đặt ống thông tim; Chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan); Chụp cộng hưởng từ tim (MRI).
Phương pháp điều trị bệnh tim mạch như thế nào?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Để chữa bệnh tim bạn cần thực hiện những cách sau:
– Thay đổi lối sống lành mạnh: Thực hiện chế độ ăn ít chất béo và muối, tập thể dục đều đặn thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, bỏ rượu bia và thuốc lá.
– Tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ tư vấn, tái khám định kỳ và không sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
– Nếu sử dụng thuốc điều trị bệnh tim không hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyên bạn thực hiện các phẫu thuật hoặc các kỹ thuật y tế. Tuy nhiên, tùy và sức khỏe và tình trạng bệnh của bạn.
Bảo vệ và ngăn ngừa bệnh tim tiến triển như thế nào?
Bệnh tim mạch hoàn toàn có thể cải thiện, thậm chí là ngăn ngừa bằng cách thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh. Những thay đổi tích cực sau sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe tim mạch.
– Không hút thuốc và không ngửi khói thuốc
– Kiểm soát tốt khác bệnh khác như: huyết áp cao, mỡ máu cao và bệnh đái tháo đường.
– Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, mỗi tuần ít nhất 5 buổi.
– Sử dụng ít chất béo bão hòa và muối.
– Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, ăn các thực phẩm nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật như: dầu lạc, bơ, dầu hướng dương, dầu oliu…
– Duy trì trọng lượng phù hợp với cơ thể.
– Giảm tình trạng căng thẳng, stress
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Hy vọng, bài viết trên đã phần nào giúp bạn giải đáp bệnh tim mạch là gì, nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh tim mạch. Camnangthucduongvn mong rằng nó sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh tim mạch để phòng ngừa và phát hiện sớm để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.