583 lượt xem Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị LâmTham vấn y khoa: Quách Văn Mích

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường và những điều cần biết 

cac-giai-doan-cua-benh-tieu-duong

Tiểu đường là một căn bệnh do rối loạn chuyển hóa, nó phát triển thầm lặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy các giai đoạn của bệnh tiểu đường là gì? Các bạn cùng theo dõi hết bài viết này để có thêm thông tin về căn bệnh nguy hiểm này nhé. 

cac-giai-doan-cua-benh-tieu-duong

Những điều cần biết về bệnh đái tháo đường 

Rất nhiều bệnh nhân sau khi bị chuẩn đoán thường suy nghĩ, lo lắng không biết mình ở giai đoạn nào. Bởi lẽ, mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Để tránh tiểu đường tiến triển đến giai đoạn muộn, người bệnh cần nắm rõ đặc điểm của từng giai đoạn và phương pháp điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính, có chỉ số đường huyết trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Bệnh được chia làm nhiều loại như: tiểu đường type 1, type 2, type 3 và tiểu đường thai kỳ. 

Mỗi loại tiểu đường sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau, nhưng điểm chung đều xuất phát từ tình trạng tuyến tụy giảm sản xuất insulin hoặc insulin hoạt động kém hiệu quả.

Cũng như nhiều bệnh mãn tính khác, chúng phát triển thầm lặng trong nhiều năm từ giai đoạn khởi phát đến giai đoạn nặng. Nếu bệnh được phát hiện sớm – ở giai đoạn đầu tiên sẽ khiến việc điều trị dễ dàng hơn, người bệnh không cần dùng thuốc mà vẫn có thể chữa khỏi bệnh.

Tuy nhiên, trên thực tế có tới 50% bệnh nhân phát hiện mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn muộn, và xuất hiện những dấu hiệu biến chứng.

Đặc biệt, phần lớn người bệnh đều chỉ nghĩ rằng hạ đường huyết là đủ mà không chú ý đến ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau, mà mục tiêu điều trị bệnh sẽ khác. Những sai lầm cơ bản này sẽ khiến những biến chứng ngàng càng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh. 

Để sống khỏe, và nâng cao tuổi thọ với bệnh đái tháo đường. Trước tiên, bạn phải nắm rõ từng giai đoạn của bệnh và phác đồ điều trị của từng giai đoạn.

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 thế nào là tốt nhất?

Những bài tập thể dục dành cho người tiểu đường tốt nhất 

Que thử tiểu đường là gì, cách sử dụng như thế nào?

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường 

Với bệnh đái tháo đường tuýp 2, được chia làm 4 giai đoạn: Tiền tiểu đường, giai đoạn tiến triển, tiểu đường khó kiểm soát và bệnh tiểu đường giai đoạn cuối.

Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền tiểu đường 

Giai đoạn đầu của tiền tiểu đường còn thường được gọi là giai đoạn đầu, đây là giai đoạn mà lượng đường huyết (đường trong máu) cao hơn mức bình thường, chưa được chẩn đoán tiểu đường. 

Giai đoạn tiền tiểu đường thường kéo dài từ 3 – 5 năm. Nếu điều trị tốt người bệnh có thể chữa khỏi và không tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.

Ở giai đoạn này có chưa có những dấu hiệu cụ thể, tuy nhiên người bệnh sẽ thường gặp những biểu hiện sau: thường xuyên đi tiểu, mệt mỏi hơn bình thường, những mảng da tối màu ở các vị trí nách, cổ tay, cổ chân thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu. 

Xét nghiệm tiểu đường để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là bình thường và an toàn?

Bí quyết điều trị tiểu đường bằng tỏi mà bạn không nên bỏ qua

giai-doan-1

Giai đoạn 2: Tiểu đường tiến triển

Tiền tiểu đường tiết triển, lúc này cơ thể bắt đầu xuất hiện các hiện tượng không thể tự bù trừ được tình trạng kháng insulin, tuyến tụy bắt đầu giảm khả năng sản sinh insulin và gây ra đường huyết cao trên mức cho phép: đường huyết lúc đói ≥ 7 mmol/l, sau ăn 2h ≥ 11.1 mmol/l, HbA1c ≥ 7%. 

Ở giai đoạn tiểu đường tiến triển này người bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng rõ ràng hơn: thường xuyên thấy khát, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân, nhanh đói, da khô ngứa, tê bì chân tay và các vết thương lâu lành. Đặc biệt, ở giai đoạn này người bệnh buộc phải dùng thuốc điều trị.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Tiểu đường thai kỳ là gì? Thực phẩm tốt cho mẹ và bé

Thực đơn cho bệnh nhân bị tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?

Giai đoạn 3: Tiểu đường khó kiểm soát

Ở giai đoạn 3 của bệnh tiểu đường, tình trạng kháng insulin tăng cùng tuyến tụy ngày càng suy kiện khiến chỉ số đường huyết và HbA1c tăng cao. Lúc này người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc để điều trị, hoặc phải chuyển từ uống thuốc sang tiêm mới có thể kiểm soát được lượng đường huyết trong. 

Đặc biệt trong giai đoạn này, đã xuất hiện các biến chứng tiểu đường rõ rệt như: mạch máu, thần kinh, bàn chân, mắt…

 Chính vì thế ở giai đoạn 3 này không chỉ là hạ đường huyết mà còn phải cải thiện và phòng ngừa các biến chứng tiến triển nặng.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và mức độ nguy hiểm của bệnh

Giai đoạn 4: Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn mà các biến chứng tiểu đường trở nên nặng nề. Ở giai đoạn cuối này người bệnh sẽ phải cùng lúc đối mặt với nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, như: 

Biến chứng mắt

Lượng đường trong máu cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương, khiến thị lực bị suy giảm thậm chí mù lòa. Ngoài ra, còn gây ra các bệnh về mắt như: tăng nhãn áp, đục thể tinh thủy. 

Biến chứng về tim mạch

Tiểu đường ở giai đoạn cuối sẽ gây ra các biến như như tăng mỡ máu, xơ động mạch, cao huyết áp và gây nên tắc mạch. 

 Biến chứng về thần kinh

bien-chung-ve-than-kinh

Người bệnh thường xuyên gặp các triệu chứng như: đau, tê bì chân, hay đổ mồ hôi, nhịp tim và thở bất ổn định… đây là biến chứng sớm nhất của tiểu đường giai đoạn cuối. 

 Biến chứng về thận

Lượng đường trong máu cao, sẽ gây tổn thương đến các vi mạch máu trong thân, làm suy giảm chức năng thân thậm chí còn khiến bệnh nhân suy thận.

Biến chứng nhiễm trùng

Đường huyết cao là điều kiện để các vi khuẩn, virus dễ xâm nhập làm suy yếu hệ miễn dịch cơ thể, gây nhiễm trùng. 

Bệnh tiểu đường phát triển thầm lặng cùng nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ từng giai đoạn của bệnh tiểu đường, nguyên nhân và phác đồ điều trị trong từng giai đoạn, người bệnh vẫn có cơ hội chiến thắng bệnh tật và tận hưởng cuộc sống như người bình thường.

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *