724 lượt xem Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Thực đơn dinh dưỡng cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ

Một thực đơn dinh dưỡng khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra lượng đường huyết định kỳ và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tất cả những phương phương pháp này cũng góp phần quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.

kiểm tra lượng đường huyết trong máu
Cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để có lộ trình điều trị phù hợp

Tìm hiểu chung về tiểu đường thai kỳ 

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể trong quá trình mang thai. Tình trạng này thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường tự khỏi sau sinh con khoảng 6 tuần. 

Cách phát hiện tiểu đường thai kỳ

  • Đường huyết lúc đói: >= 126mg/dl.
  • Đường huyết bất kỳ: >= 200mg/dl.
  • Hoặc làm nghiệm pháp dung nạp đường dương tính.

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện khi đường huyết tăng cao trong quá trình người mẹ mang thai, trong khi trước đó mẹ hoàn toàn bình thường. Bệnh thường xảy ra sau tuần thai 24 – 28. 

Trong thời điểm này người mẹ cần kiểm soát chế độ ăn uống, tập luyện thể dục và sử dụng thuốc nếu chưa kiểm soát được chế độ ăn luyện tập chưa kiểm soát được đường huyết hoặc không đảm bảo tăng trưởng tốt cho thai nhi.

Vì vậy, khi bị tiểu đường thai kỳ các mẹ bầu nên gặp bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn hợp lý. Và sau đây là gợi ý một số cách ăn uống giúp kiểm soát lượng đường huyết mà bạn nên tham khảo. 

thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường
Mẹ bầu nên gặp bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn hợp lý

👉 Xem thêm:

Những thực phẩm thai phụ nên ăn khi mắc đái tháo đường thai kỳ

Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu như: gạo lứt, đậu đỗ, các loại trái cây ít ngọt, rau xanh và củ quả. 

Các loại sữa ít béo và sữa không đường, ăn các loại thịt nạc, cá, đậu phụ….

Các mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để đảm bảo đường huyết lên quá cao, và cũng không nên để đường huyết hạ quá thấp lúc chưa ăn. Trong ngày nên chia làm 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ. 

– Với phụ nữ trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350Kcal/ngày so với bình thường.

– Với người đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.

Những thực phẩm thai phụ nên giảm bớt

– Cần tránh các loại thực phẩm tăng đường huyết như: kem, chè, bánh kẹo, trái cây, nước ngọt… 

– Tránh ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều muối và đường để ngăn ngừa huyết áp như: đồ ăn đóng hộp, mì gói, thịt nguội… 

– Lòng đỏ trứng gà, thức ăn chiên xào, nội tạng động vật (tim, gan, cật…) là những thực phẩm chứa chất béo bão hòa gây mỡ máu cao. 

– Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như: trà xanh, chè đặc, rượu, cà phê, bia… 

Thực đơn dinh dưỡng của bữa ăn

dinh dưỡng người tiểu đường thai kỳ
Người tiểu đường thai kỳ cần chú ý dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày

Một thực đơn dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng cho tất cả phụ nữ mang thai. Đặc biệt, với những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, cần có chế độ ăn vừa đủ, đủ chất, đủ năng lượng và duy trì lượng đường huyết luôn ở mức ổn định. 

Thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần đảm bảo các nhóm: gạo và ngũ cốc, protein, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, rau xanh, thịt cá, dầu hoặc mỡ. 

Trong đó, chất đường bột phải giảm xuống mức 50% tổng năng lượng nạp vào cơ thể. Vì vậy bạn nên chọn các loại chuyển hóa chậm, có nhiều chất xơ như: gạo lứt, gạo mầm, ngũ cốc nguyên cám hoặc nguyên hạt….

Hạn chế ăn các đồ nếp, các loại ngũ cốc tinh chế như: bột bắp, bột năng… và các loại trái cây nhiều đường như sầu riêng, vải thiều, nhãn, nho, mít… 

Ngoài ra, lượng tinh bột có trong các loại bánh mì trắng, ngũ cốc, sữa có đường, 

Hạn chế ăn xôi nếp, các loại ngũ cốc đã tinh chế như bột năng, bột bắp, các loại trái cây nhiều đường như mít, sầu riêng, nhãn, nho…

 Lượng tinh bột có trong bánh mì, ngũ cốc, trái cây, sữa và món ngọt ảnh hưởng trực tiếp lên đường huyết. 

Nên hạn chế ăn đường, đồ ngọt. Các chuyên gia và bác sĩ khuyên rằng nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ nên chia khẩu phần ăn thành 6 bữa trong ngày gồm 3 bữa chính với số lượng thức ăn ít hơn thông thường và 3 bữa ăn phụ để tránh đường huyết tăng quá cao. 

Thực đơn bữa sáng

Bữa sáng dinh dưỡng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhất là những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ. 

Vì vậy, bữa ăn sáng cần đầy đủ các chất dinh dưỡng từ các nhóm thức ăn: tinh bột, chất béo, chất đạm và vitamin. Sẽ tốt hơn, nếu các mẹ bầu lựa chọn ăn ngũ cốc nguyên cám, các loại họ đậu và bánh mì đen. 

Ngoài ra, bạn có thể ăn đơn giản một số món như: 1 quả trứng chiên cùng 1 lát bánh mì, salad; cháo yến mạch nấu thịt băm, một phần nhỏ bún bò; hủ tiếu nhỏ cùng giá luộc…  Và bổ sung thêm 1 ly sữa không đường để tốt cho mẹ và em bé và các chế phẩm từ sữa để cung cấp chất đạm và vitamin, khoáng chất dồi dào. 

Bữa trưa và tối

Thực đơn bữa trưa và tối

Thực đơn dinh dưỡng cho các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể phong phú hơn, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo có một lượng tinh bột nhất định. Hầu như vẫn ăn uống như người bình thường. 

Và các để kiểm soát lượng đường huyết tốt nhất đó là cách phối hợp thức ăn sao cho đủ chất dinh dưỡng cũng như năng lượng cho cả ngày hoạt động.  

Bạn có thể sử dụng thực đơn sau cho bữa trưa và bữa tối của mình như: một cái sandwich gà kèm salad rau quả, một bát cơm trắng cùng thịt luộc hoặc rán, canh rau, một miếng cá hồi nướng ăn kèm súp bí đỏ và bông cải xanh luộc hoặc hấp…

Bạn có thể ăn theo sở thích của mình sao cho đảm bảo đúng chỉ định về dinh dưỡng mà các chuyên gia, bác sĩ tư vấn. 

Cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ tốt nhất đó là xây dựng thực đơn ăn uống và tuân thủ đúng, đủ theo kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm kế hoạch ăn uống của mình. Như vậy, sẽ không sợ ăn quá nhiều hoặc quá ít các chất dinh dưỡng. 

Các bữa phụ

Các bữa ăn phụ cũng đóng vai trò quan trọng, giúp mẹ bầu có đủ năng lượng hoạt động trong ngày cũng như điều hòa lượng đường trong máu, tránh tình trạng đường huyết quá cao hoặc quá thấp. 

Bữa ăn phụ là một phần trong bữa ăn chính chia nhỏ ra không phải thêm vào sau 3 bữa ăn chính. 

Bữa ăn phụ thường đơn giản hơn gồm một ít protein, một ít tinh bột, ví dụ như: một lát bánh mì phết bơ đậu phộng, salad cá hồi, một hũ yaourt trái cây… 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm thực dưỡng miễn dịch Nutri Ancan vào 3 bữa ăn phụ để cung cấp năng lượng cho mẹ bầu. Nutri Ancan được sản xuất từ các nguyên liệu thuần thực vật như: gạo lứt huyết rồng nảy mầm, các loại ngũ cốc như đậu đen, đậu Hà Lan, đậu đỏ, hạt kê… với chất xơ dồi dào và không chứa đường lactose, thực dưỡng Nutri Ancan là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người mắc tiểu đường thai kỳ. Trong bột thực dưỡng miễn dịch này vẫn cung ứng đủ các dưỡng chất thiết yếu  theo nguồn thực vật.

Ngoài ra, còn chứa hàm lượng chất xơ và carbohydrate có trong các hạt họ đậu giúp khiến chậm lại sự chuyển hóa đường. Ngoài ra, magie có nhiều trong gạo lứt huyết rồng  giúp đỡ cơ thể có khả năng sử dụng đường đúng bí quyết.

Song song với việc ăn uống hợp lý là hoạt động thể dục thể thao và tự theo dõi đường huyết thường xuyên. Thì khám thai định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ điều chỉnh và kê thêm insulin để đường huyết được kiểm soát tốt hơn.

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *