463 lượt xem Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị LâmTham vấn y khoa: Ngô Đức Vượng

Xét nghiệm tiểu đường để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm

benh-nhan-tieu-duong-nen-xet-nghiem-theo-dinh-ky

Tiểu đường là một căn bệnh phát triển thầm lặng mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Căn bệnh này gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn cần làm xét nghiệm tiểu đường nhằm phát hiện bệnh sớm để có phác đồ điều trị kịp thời.

Đái tháo đường là căn bệnh gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và đột quỵ. Vì thế, việc xét nghiệm tiểu đường là phương pháp phát hiện bệnh nhanh nhất, và kiểm tra xem phác đồ đang được điều trị có hiệu quả hay không. Các bạn cùng theo dõi bài viết để có những kiến thức cơ bản về xét nghiệm tiểu đường nhé!

Tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là một loại bệnh mãn tính rối loạn chuyển hóa khiến lượng đường huyết trong cơ thể cao hơn bình thường. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định hoặc thừa.

benh-nhan-tieu-duong-nen-xet-nghiem-theo-dinh-ky

Những ai cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường

Theo thống kê của các chuyên gia Y tế, tại Việt Nam có gần 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và trong đó có tới 60% người không biết mình mắc căn bệnh mãn tính này. 

Nguyên nhân do ở giai đoạn đầu bệnh tiểu đường không có bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào. Phần lớn, mọi người chủ quan chỉ khi bệnh phát triển năng xảy ra biến chứng mới đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn và quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. Để giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, thậm chí là tử vong những đối tượng sau cần đi xét nghiệm tiểu đường định kỳ. 

nhung-ai-nguy-co-mac-benh-nay

Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường như: ông, bố, mẹ, anh chị, em ruột. 

Người béo phì và thừa cân, đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đái tháo đường. 

Những người mắc bệnh gout, cũng là đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường, do biến chứng từ gout. 

Dân văn phòng, thường xuyên phải ngồi làm việc nhiều, ít vận động

Người mắc các bệnh như: huyết áp cao, mỡ máu…

Phụ nữ đang mang thai và bị u nang buồng trứng cũng cần đi xét nghiệm tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ. 

Ngoài ra, để phòng ngừa căn bệnh “thầm lặng” này tất cả mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn tiền tiểu đường sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được dễ dàng hơn. 

Các xét nghiệm tiểu đường cần thực hiện 

Xét nghiệm tiểu đường lúc đói

Khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường này bạn không được ăn uống thứ gì từ đêm cho đến khi lấy máu vào sáng ngày hôm sau. Tức là bạn sẽ không ăn thức ăn vào từ 8 – 10 giờ, các kết quả đo đường huyết được chẩn đoán như sau:

Kết quả bình thường: dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L)

Tiền tiểu đường: 100–125 mg/dL (5,6–6,9 mmol/L) 

Bị tiểu đường: bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) 

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

Ở xét nghiệm tiểu đường này dễ thực hiện và chi phí thấp, bạn cần nhịn ăn qua đêm và thực hiện đo lượng đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn uống nước có đường và kiểm tra lượng đường trong máu được kiểm tra trong 2 giờ tiếp theo. Các kết quả được chẩn đoán như sau:

Kết quả bình thường: 140 mg/dL (7,8 mmol/L) 

Tiền tiểu đường: 40–199 mg/dL (7,8–11,0 mmol/L) 

Bệnh tiểu đường 200 mg/dL (11,1 mmol/L) 

Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c là loại xét nghiệm tiểu đường không cần nhịn ăn. Khi thực hiện xét nghiệm này đo tỷ lệ phần trăm của lượng đường trong máu gắn với hemoglobin- protein mang oxy trong các tế bào hồng cầu. Nồng độ đường trong máu càng cao, bạn càng có nhiều huyết sắc tố với đường kèm theo, cho thấy các kết quả như:

Bệnh nhân mắc tiểu đường mức HbA1c từ 6,5%

Tiền tiểu đường mức HbA1c từ 5,7–6,4%

Bình thường mức HbA1c dưới 5,7

cac-buoc-xet-nghiem-tieu-duong

Xét nghiệm qua nước tiểu 

Đây là hình thức kiểm tra qua nước tiểu bởi thông thường thì người bình thường sẽ có thể tái hấp thu hoàn toàn lượng glucose ở phần ống thận. Các bác sĩ cho bạn thực hiện xét nghiệm này khi nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường type 1.

Nếu chẩn đoán có chỉ số duy trì trung bình là 0,5 mol/24h. Trong trường hợp xét nghiệm mà lượng đường huyết trong máu là vượt quá 1.6g/L tức là bạn đã mắc bệnh tiểu đường. 

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 

Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở phụ nữ đang mang thai. Nếu xét nghiệm nước tiểu có hàm lượng đường cao, bạn có thể được kiểm tra và sàng lọc tiểu đường thai kỳ từ 24 đến tuần 28 thai kỳ.

Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu gia đình có người bị bệnh tiểu đường, bị thừa cân, béo phì lúc bắt đầu mang thai, đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước. 

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *