Việc tập thể dục đối với người tiểu đường đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nó mang đến những hiệu quả bất ngờ như: ổn định lượng đường huyết, huyết áp, tăng cường năng lượng tích cực và giúp ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, phần lớn hết người bệnh tiểu đường đều ngại vận động, và tập thể dục.
Tác dụng của việc tập thể dục dành cho bệnh nhân tiểu đường
Theo các nghiên cứu có tới 60% người mắc bệnh tiểu đường vẫn suy trì những thói quen không tốt và lười tập thể dục. Chỉ có khoảng 40% những người bệnh thường xuyên tập luyện thể dục và tham gia các hoạt động xã hội.
Trong khi đó, các nhà khoa học đã chứng minh việc tập luyện thể dục là liều thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường cực kỳ hiệu quả, giúp hạ lượng đường huyết và giảm cân hiệu quả, mang đến cho người bệnh năng lượng tích cực và giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn thận trong việc luyện tập, không phải động tác nào cũng mang lại kết quả tốt, một chế độ luyện tập đúng cách phù hợp với tình trạng của mỗi người mới cho hiệu quả.
Sau đây là những bài tập thể dục cho người tiểu đường nhẹ nhàng mà người bệnh hãy thực hiện song song cùng phác đồ điều trị bệnh.
Những bài tập thể dục dành cho người tiểu đường
Đi bộ
Đi bộ, một bài tập đơn giản và dễ dàng thực hiện lại mang lại những hiệu quả tuyệt vời dành cho người bệnh tiểu đường. Nó giúp rèn luyện thể chất, hít thở nguồn không khí trong lành và giảm căng thẳng, stress. Bạn nên dành thời gian đi bộ từ 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày, 4 – 5 lần/tuần để cải thiện sức khỏe. Việc đi bộ mỗi ngày sẽ giúp bạn hình thành thói quen tốt, cùng nguồn năng lượng tích cực.
Yoga
Yoga cũng là một trong những bài tập thể dục dành cho người tiểu đường tốt nhất. Những động tác uốn dẻo và kỹ thuật hít thở sẽ tăng cường sức khỏe sức mạnh và sự cân bằng. Không những tốt cho người tiểu đường mà còn cực kỳ tốt cho các căn bệnh mạn tính khác. Mỗi ngày chỉ cần 30 phút sáng sáng sớm, hoặc buổi chiều sẽ giúp bạn giảm stress giải tỏa căng thẳng, cải thiện các chức năng thần kinh, từ đó nâng cao cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Yoga có tác động lên các khối cơ từ đó cũng có thể cải thiện mức đường huyết hiệu quả. Yoga còn giúp giảm mỡ thừa, giảm cân hiệu quả và chống lại sự đề kháng Insulin.
Đạp xe
Bệnh đái tháo đường cũng có thể được cải thiện bằng việc đạp xe. Dù bạn đạp xe hay sử dụng máy tập tại nhà thì thời gian được khuyến cáo mang lại hiệu quả đó là từ 30 phút mỗi ngày và duy trì thói quen 3 -5 lần/tuần có thể có tác dụng làm tăng nhịp tim, đốt cháy lượng đường trong máu và giúp giảm mỡ hiệu quả.
Nhảy múa, khiêu vũ
Nhảy múa không những là hoạt động thể chất mang lại sự vui vẻ mà còn giúp bạn tăng cường trí nhớ khi phải ghi nhớ từng động tác bước nhảy và chuỗi động tác. Từ đó có thể giúp cải thiện năng lực trí não tốt hơn.
Ngoài ra, nhảy múa còn giúp bạn tăng cường độ linh hoạt, năng lượng tích cực và giảm được mức đường huyết, xua tan mệt mỏi và căng thẳng. Ngay cả những người bị hạn chế về khả năng thể chất cũng có thể thử các bài tập nhảy với ghế. Vì vậy, nhảy múa là bài tập dành cho người tiểu đường mà được rất nhiều người lựa chọn. Bạn sẽ đốt cháy được 150 calo chỉ trong 30 phút luyện tập các động tác nhảy múa và khiêu vũ.
Bơi lội
Bơi lội giúp các bó cơ sẽ được giãn ra và nghỉ ngơi, các khớp cũng không còn phải chịu nhiều áp lực. Do đó, bơi lội là bài tập thể dục dành cho người tiểu đường cực kỳ thích hợp. Ngoài ra, bơi lội còn giúp cải thiện nồng độ cholesterol, đốt cháy lượng mỡ thừa, calo và giảm stress cho bạn.
Để đạt hiệu quả cao, bạn hãy duy trì bơi ít nhất 3 lần/tuần và mỗi lần bơi kéo dài ít nhất 10 – 15 phút. Tăng lượng thời gian lên dần theo tình trạng cơ thể của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nhớ ăn uống đầy đủ, kiểm tra mức đường huyết. Thông báo với cứu hộ về tình trạng bệnh của mình trước khi bơi nhé!
Những bài tập taichi
Taichi hay thái cực quyền là những động tác sử dụng các chuyển động chậm, cùng kỹ thuật hít thở sâu làm tiền đề để luyện tập tăng cường sức khỏe. Nó cũng giúp cơ thể được linh hoạt, vận động và cân bằng. Bài tập nhẹ nhàng này còn có tác dụng giúp căng thẳng và ngăn ngừa các tổn thương dây thần kinh ở chân.
Để đạt mục tiêu giảm lượng đường huyết, bạn nên tập 30 phút/ngày, ít nhất 3-5 lần/tuần. Việc tập luyện sẽ giúp chức năng tim, phổi hoạt động tốt hơn và tăng cường dòng chảy của máu giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Thời gian tập thể dục cho người bệnh tiểu đường
Việc tập thể dục và vận động phải duy trì trong một thời gian dài mới có hiệu quả. Hãy vui vẻ luyện tập và kiên trì tập luyện với mục tiêu dài hạn, đồng thời thực hiện theo tùy tình trạng của người bệnh
Theo khuyến cáo, người bệnh tiểu đường chỉ cần tập luyện 30-45 phút, đều đặn mỗi ngày là đã có thể cảm nhận sự cải thiện rõ rệt về vóc dáng lẫn sức khỏe.
Tìm người đồng hành tập thể dục
Để có thể tập thể dục được lâu dài, người nhà nên cùng tập luyện cùng bệnh nhân. Tập thể dục theo nhóm sẽ dễ dàng hơn, giúp người bệnh có động lực luyện tập hơn.
Những bài tập thể dục dành cho cho bệnh nhân tiểu đường cũng như chế độ ăn uống là một trong những điểm quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Nhằm cải thiện đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Nếu bệnh nhân không kiên trì, sẽ không thể duy trì tập luyện lâu dài và sẽ gây gánh nặng tinh thần, áp lực lên quá trình chữa bệnh.