576 lượt xem Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là bình thường và an toàn?

chi-so-bao-nhieu-thi-co-nguy-co-mac-benh

Việc theo dõi chỉ số tiểu đường thường xuyên giúp bạn chủ động được việc phòng tránh và điều trị bệnh. Vậy chỉ số bao nhiêu là an toàn, vượt mức bao nhiêu là nguy hiểm, mời các bạn đọc bài viết sau

Các chỉ số tiểu đường mà người bệnh cần quan tâm 

Theo đó, mỗi người tùy vào lứa tuổi, tình trạng bệnh và biến chứng… mà mỗi người đều có một chỉ số tiểu đường khác nhau. Thế nào là chỉ số đường huyết bình thường và an toàn thì không phải ai cũng biết.

Chỉ số đường huyết ở mức độ an toàn toàn sẽ giúp ngừa bệnh ngăn chặn được tối đa nguy cơ biến chứng tiểu đường. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu và nắm rõ chỉ số tiểu đường bao nhiêu là an toàn ở từng thời điểm, giai đoạn của mỗi bệnh nhân để tìm ra những phương pháp giúp ổn định đường huyết. 

bang-chi-so-tieu-duong

 Chỉ số tiểu đường bình thường và an toàn khi đói ở mức từ 90 – 130 mg/dl (tương ứng với 5,0 – 7,2mmol/l).

– Chỉ số tiểu đường bình thường sau ăn ở mức thấp hơn 180mg/dl (10mmol/l).

– Chỉ số tiểu đường bình thường trước lúc đi ngủ thường dao động 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l).

Thực đơn dinh dưỡng cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ

Chỉ số bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường

Để biết mình có bị tiểu đường hay không, bạn có thể tự kiểm tra chỉ số tiểu đường lúc đói hoặc sau bữa ăn dựa trên bảng chỉ số lúc bình thường và nguy hiểm. Chỉ số đường huyết lúc đói người bệnh nên thực hiện vào buổi sáng, sau khi bạn nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng. 

chi-so-bao-nhieu-thi-co-nguy-co-mac-benh

Với người bình thường, chỉ số đường huyết an toàn sẽ là từ 4,0 – 5,9 mmol/l (tương đương 72-108 mg/dl). Khi chỉ số tiểu đường này vượt quá 7mmol/l điều này đồng nghĩa với việc bạn có khả năng bị mắc tiểu đường. 2 tiếng sau khi ăn, bạn có thể kiểm tra chỉ số tiểu đường để biết lượng đường trong máu và xây dựng chế độ ăn lành mạnh.

Bạn nên thường xuyên theo dõi bảng chỉ số đường huyết để biết mức đường huyết thấp, cao hay mức có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên và tư vấn cụ thể hơn. 

Phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán có bị mắc bệnh tiểu đường hay không đó là làm xét nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1c (xét nghiệm máu để kiểm tra lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu). Đây là chỉ số kiểm soát đường huyết chuẩn xác mà không dựa vào thời điểm no hay đói. 

– Dưới 7,8 mmol/l là chỉ số tiểu đường an toàn và bình thường.

– Từ 7,9 – 11,1 mmol/l dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị tiền tiểu đường.

– Nếu > 11,1 mmol/l nguy cơ cao bạn đã mắc tiểu đường

Đối với người bị tiểu đường tuýp 2 nếu không được kiểm tra HbA1c định kỳ 3 tháng/lần, người bệnh nên kiểm tra đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn thường xuyên bằng đo đường huyết cầm tay, và ghi lại chỉ số tiểu đường để theo dõi.

Nếu đã đạt được mục tiêu đường huyết lúc đói nhưng chỉ số HbA1c vẫn còn cao, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống. 

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?

Làm sao để kiểm soát chỉ số tiểu đường?

Việc ăn uống để kiểm soát chỉ số tiểu đường không hề khó khăn như mọi người nghĩ. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để duy trì được lượng đường huyết ở vùng an toàn. 

cach-kiem-soat-benh

Ăn uống có chọn lọc 

Việc ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với người bị tiểu đường. Các thực phẩm mà bạn nên ăn như: yến mạch, các loại quả có múi, đậu đen, các loại rau xanh, chất béo lành mạnh từ dầu quả oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương… với hàm lượng chất xơ dồi dào và các vi chất có lợi sẽ giúp đường huyết ở mức ổn định. 

Ngược lại, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm như: mứt, bánh kẹo, đường, nước ngọt có ga, cơm trắng…

Các ăn cũng rất quan trọng, bạn nên ăn canh, rau xanh trước khi ăn cơm và thức ăn. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ khẩu phần ăn của mình từ 4-6 lần mỗi ngày. 

Tập thể dục điều độ

Việc tập thể dục mỗi ngày 30 phút và 5 lần/ tuần sẽ giúp bạn giảm lượng đường huyết đáng kể.  Việc tập luyện thể dục không những nâng cao sức khỏe mà còn mang lại lợi ích lâu dài giúp làm giảm kháng insulin. Sự đề kháng insulin là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số tiểu đường của người đái tháo đường tuýp 2 khó kiểm soát. 

Nhận biết chỉ số tiểu đường của người bị tiểu đường nằm trong vùng an toàn sẽ giúp người bệnh đặt mục tiêu để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Việc duy trì chỉ số đường huyết ở vùng an toàn sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng tiểu đường, giúp người bệnh có cuộc sống khỏe mạnh.

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *