Nội dung trong bài viết
Bệnh mỡ máu là bệnh liên quan đến thói quen ăn uống hàng ngày. Ở giai đoạn đầu bệnh rất khó phát hiện. Để biết được mình có bị mắc bệnh hay không bạn cần phải xét nghiệm máu. Vậy nhiễm mỡ máu là gì và nguy hiểm như thế nào? Mời các bạn hãy đọc bài viết sau đây để có những kiến thức về bệnh mỡ máu.
Mỡ máu là gì?
Bệnh mỡ máu hay được là bệnh máu nhiễm mỡ là tình trạng gia tăng thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn gây nguy hại cho sức khỏe do các yếu dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp…
Nguyên nhân gây mỡ máu cao do sự tăng cao một trong hai chất béo Cholesterol và Triglyceride.
Cholesterol
Cholesterol trong cơ thể trong một dạng gọi là lipoprotein. Gồm 2 loại: HDL cholesterol (cholesterol tốt) và LDL cholesterol (cholesterol xấu). Tăng cholesterol tức là tăng lượng LDL cholesterol xấu là nguyên nhân gây nên các bệnh như xơ vữa động mạch, cao huyết áp và nhồi máu cơ tim.
Triglyceride
Triglycerides được dự trữ trong tế bào mỡ để sử dụng và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Việc ăn uống không điều độ và sử dụng quá nhiều chất béo khiến cơ thể không tiêu hóa và phân hủy kịp thời nó thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao. Nếu kết quả xét nghiệm bạn bị triglycerides thì có khả năng bạn cũng bị tăng cholesterol.
Tổng hợp những bài thuốc nam chữa bệnh mỡ máu cao mà bạn nên biết
Chỉ số mỡ máu bình thường
Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L.
LDL – Cholesterol: < 3.3 mmol/L.
Triglyceride: < 2.2 mmol/L.
HDL – Cholesterol: > 1.3 mmol/L.
Chỉ số mỡ máu cao là bao nhiêu?
Cholesterol kết hợp cùng với LDL là một loại cholesterol khi bị tăng quá cao sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Chúng vận chuyển cholesterol xấu vào trong máu, lắng đọng lại trong thành mạch máu là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.
Cholesterol khi kết hợp cùng với HDL là một loại cholesterol có ích đối với cơ thể. HDL-c đóng vai trò hết sức quan trọng bởi chúng có khả năng mang cholesterol dư thừa từ thành mạch máu trở về gan.
Hầu hết những người bị mỡ máu đều không có dấu hiệu rõ rệt, chúng phát triển thầm lặng trong cơ thể. Do đó, cách tốt nhất để biết mỡ máu cao hay không đó là xét nghiệm để kiểm tra tình trạng máu. Thành phần xét nghiệm máu thấy mỡ máu cao sẽ gây hại là, LDL-Cholesterol, Triglyceride và cholesterol toàn phần chiếm 3/4; chỉ có 1/4 thành phần bảo vệ đó là HDL- cholesterol.
Khi có kết quả xét nghiệm máu bạn cũng cần chú ý tới sự cân bằng giữa thành phần gây hại LDL-c và các thành phần có khả năng bảo vệ bảo vệ HDL-c. Nếu thành phần gây hại cao và thành phần có lợi thấp thì việc điều trị bệnh rối loạn mỡ máu phải được tiến hành ngay.
Các yếu tố khác liên quan như: đi kèm tiểu đường, tuổi cao, bệnh tim mạch, cao huyết áp …cũng là yếu tố gây mỡ máu.
Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu
Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu cao là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm hiệu quả chuyển hóa lipid trong máu gây nên bệnh mỡ máu.
Thừa cân, béo phì và lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh mỡ máu phổ biến nhất hiện nay.
Sử dụng thuốc lá, uống rượu bia.
Ăn nhiều mỡ động vật, chất béo, đồ xào nướng và chiên
Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh mỡ máu.
Các bệnh liên quan như: đái tháo đường, suy thận, suy gan, bệnh nhiễm trùng, hội chứng Cushing, viêm ruột… Và sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu, thuốc an thần… cũng có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu.
Triệu chứng mắc bệnh mỡ máu
Bệnh mỡ máu khi khởi phát rất khó để phát hiện, bởi nó phát triển thầm lặng trong cơ thể và khiến người bệnh chủ quan khi gặp phải những triệu chứng như: đau đầu, tê bì chân tay, chóng mặt, mệt mỏi… Những dấu hiệu này do các lipid có hại trong máu sẽ tích tụ dần vào các thành mạch lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bám lớn hơn chèn ép lối đi của dòng máu.
Đặc biệt, khi các mảng bám này xuất hiện ở ở động mạch, các mạch ở tim, gan, thận gây tắc nghẽn mạch máu có thể khiến các cơ quan này bị tổn thương, ngừng hoạt động, nguy hiểm cho tính mạng.
Mỡ máu cao ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Cholesterol cao sẽ hạn chế lưu thông máu, hình thành cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch, nhất nhồi máu cơ tim, gây đột quỵ.
Với loại triglycerid, khi nào có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan, mỡ sẽ tích lại trong gan, gây bệnh gan nhiễm mỡ, sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein do đó sẽ làm cho lượng axit béo vào gan quá lớn làm bệnh ngày càng nặng hơn. Bệnh phát triển từ từ và hình thành xơ ga. Ngoài ra, triglycerid máu tăng quá cao sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.
Phương pháp điều trị bệnh mỡ máu cao
Để phòng ngừa bệnh mỡ máu chúng ta nên có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, chú ý đến vấn đề ăn uống, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Khi mắc bệnh mỡ máu người bệnh nhân nên xây dựng cho mình một chế điều trị lâu dài, kiên trì. Trước hết không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, hạn chế ăn những chất béo động vật và tập thể dục đều đặn.
Nên đi khám bệnh định kỳ, theo khuyến cáo của bác sĩ những người trên 20 tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ 5 năm/lần để có phương pháp phòng ngừa điều trị bệnh.