Nội dung trong bài viết
Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cưng. Theo thống kê gần đây nhất cứ 7 người mang thì có 1 người bị mắc bệnh. Vì vậy, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đóng vai trò hết sức quan trọng để kiểm soát bệnh này. Bài viết sau đây sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ hay bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa dung nạp glucose, lượng đường ở trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai.
Insulin một chất được sản sinh ra từ tuyến tụy, khi chúng ta ăn, glucose vào máu và được chuyển thành năng lượng.
Khi mang thai 1 số hormone thay đổi làm cho các tế bào kém đáp ứng với insulin. Ở một số mẹ bầu, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều hơn insulin nên lượng đường không tăng quá nhiều trong máu. Tuy nhiên, khi tuyến tụy tiết không sản xuất đủ insulin và tế bào phản ứng kém với insulin, lượng đường trong máu tăng lên và gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở tuần 24 – tuần 28, bệnh này không có triệu trứng nên rất khó phát hiện và thường biến mất sau 6 tuần sau sinh.
Những đối tượng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ:
Tiền sử sinh con trên 4kg, gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.
Người bị thừa cân, béo phì
Trên 35 tuổi cũng là một yếu tố gây nguy cơ cao.
Từng bị tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước
Hội chứng buồng trứng đa nang.
Ngoài ra, các yếu tố khác như thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sinh non, thai dị tật… cũng là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đối với mẹ
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát lượng đường huyết trong máu tốt nhất sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu như: cao huyết áp, tiền sản giật, đa ối, sinh non, sẩy thai, lưu thai và nhiễm khuẩn niệu.
Nhiễm khuẩn niệu không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào nhưng làm cho glucose huyết tương của thai phụ mất cân bằng và cần phải được điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng như viêm đài bể thận cấp, từ đó gây ra nhiều tai biến khác nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối.
Theo những nghiên cứu nhận định rằng, người có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, còn tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo, dễ bị béo phì tăng cân quá mức nếu sau sinh không điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đối với con
Việc tăng trưởng và to quá mức sẽ khiến thai thi bị hạ glucose huyết tương và mắc các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh cũng như nguy cơ mắc đến các bệnh liên về hô hấp
Trước đây, trẻ sơ sinh của các thai phụ bị tiểu đường thai kỳ mắc các hội chứng nguy kịch hô hấp là nguyên nhân chiếm 30% tỷ lệ tỷ trẻ tử vong. Thế nhưng, ngày nay nhờ những phương pháp đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi mà tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 10%.
Tiểu đường thai kỳ còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: vàng da sơ sinh, tăng hồng cầu và những ảnh hưởng lâu dài khác, thậm chí tử vong sau sinh.
Trẻ bị tiểu đường thai kỳ còn là nguyên nhân gây gia tăng bệnh béo phì, thừa cân, khi lớn trẻ sớm bị mắc bệnh tiểu đường đường type 2, rối loạn tâm thần.
Những em bé được sinh ra từ các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tăng gấp 8 lần ở độ tuổi 18 – 27 tuổi.
Cách phát hiện đái tháo đường thai kỳ?
Để tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra, trong quá trình mang thai mẹ bầu nào cũng nên nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để biết mình có bị hay không để có phác đồ điều trị sao cho phù hợp.
Đối với thai phụ không được chẩn đoán bệnh tiểu đường trước đó: thực hiện xét nghiệm thai kỳ từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28.
Phụ nữ mang thai từ lần thứ 2: thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 4 – tuần thứ 12.
Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường: thực hiện xét nghiệm tiểu đường 3 lần/năm nhằm phát hiện sự phát triển của bệnh để có hướng điều trị và sinh hoạt sao cho lành mạnh.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Với thai phụ bị mắc tiểu đường thai kỳ không có một chế độ dinh dưỡng nào phù hợp cho tất cả các bà mẹ. Vì vậy, cách tốt nhất để biết tiểu đường thai kỳ hãy chú ý đến phản ứng đường huyết sau khi ăn.
Để bạn biết cơ thể phản ứng với những loại thực phẩm nào, thực phẩm nào ăn vào bị tăng đường huyết, thực phẩm nào không. Qua đó để biết tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và điều chỉnh khẩu phần ăn sao cho hợp lý.
Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)
Lựa chọn thực phẩm có chỉ số thấp, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường huyết. Một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất, bởi vì các thực phẩm có lượng đường thấp thấp sẽ ở lâu hơn trong cơ thể và không làm đường huyết tăng đột ngột.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn nguồn thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (< 56): Đa số các loại rau có lượng carbohydrates thấp nên không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Nhóm thực phẩm làm ít tăng đường huyết như: các loại họ đậu, một số trái cây tươi (táo, cam, lê, kiwi, chuối, mận), sữa và các chế phẩm từ sữa, mì nguyên hạt, yến mạch, ngô, sắn (mì), khoai môn, gạo lứt…
Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69) sẽ làm tăng đường huyết với tốc độ vừa phải: bao gồm các loại thực phẩm như nước cam, cháo gạo, khoai tây nấu chín…
Thực phẩm có GI cao (> 70) nhóm làm tăng đường huyết nhanh: như xôi nếp, khoai tây, khoai lang, bánh mì….
Lựa chọn thực phẩm có lượng đường thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ bầu. Bạn nên trộn các loại thực phẩm lượng đường cao vào và các thực phẩm có lượng đường thấp để làm giảm tốc độ glucose vào máu, chứ không nên loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm có lượng đường cao.
Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh
Khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn những thực phẩm protein lành mạnh như: Đậu, cá, thịt trắng, thịt nạc và ác loại quả hạch (hạnh nhân, óc chó, lạc, hạt điều, mắc ca)
Ăn chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh cũng là một phần đóng vai trò quan trọng khi bị tiểu đường thai kỳ, các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm: Dầu ô liu, dầu lạc, trái bơ và các loại hạt.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm bột ngũ cốc cho người bị tiểu đường Nutri Ancan – sản phẩm thực dưỡng miễn dịch đầu tiên tại Việt Nam. Với thành phần gạo lứt huyết rồng cùng nguồn chất xơ dồi dào và không chứa đường lactose, bột ngũ cốc Nutri Ancan rất phù hợp với người điều trị tiểu đường thai kỳ. Trong bột ngũ cốc Nutri Ancan sẽ cung ứng đủ các dưỡng chất theo nguồn thực vật, trong họ đậu chứa hàm lượng chất xơ và carbohydrate có giúp khiến chậm lại sự chuyển hóa đường. Đồng thời, magie giúp đỡ cơ thể có khả năng sử dụng đường đúng.
Thực dưỡng miễn dịch này có nguồn Carbohydrate dồi dào cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể suốt cả ngày, chất dinh dưỡng trong ngũ cốc sẽ khiến các bạn cảm nhận no và lâu đói.
Chính vì cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào nên bột ngũ cốc Nutri Ancan là thực phẩm được sử dụng trong việc hỗ trợ dinh dưỡng cho người cần ăn kiêng, nhất là với những người bệnh đái tháo đường.