Nội dung trong bài viết
Hội chứng suy tim là một bệnh lý về tim nguy hiểm và cũng là mối quan tâm hàng hàng đầu của rất nhiều người mắc bệnh, bởi những biến chứng nguy hiểm của nó gây ra. Suy tim là giai đoạn cuối của bệnh lý tim mạch, tuy nhiên vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.
Hội chứng Suy tim là gì?
Hội chứng suy tim là hậu quả của nhiều bệnh lý tim mạch, làm giảm khả năng bơm máu của tim dẫn đến không cung cấp đủ oxy theo nhu cầu của cơ thể. Suy tim là giai đoạn cuối cùng của tất cả các bệnh lý tim mạch.
Bình thường tim có khả năng dự trữ, có thể đáp ứng nhu cầu cơ thể trong từ hoàn cảnh các nhau, ví dụ lúc nghỉ ngơi cần ít oxy hơn, còn khi làm việc, lao động nặng cần nhiều máu (tức nhiều oxy).
Vì vậy khí mắc bệnh suy tim, cơ thể bị thiếu oxy sẽ phát sinh hàng loạt triệu chứng bệnh lý như:
Người bệnh mắc hội chứng suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng cuộc sống, tùy vào mức độ của bệnh mà sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Ngoài ra, người mắc bệnh suy tim còn có nguy cơ tử vong cao do các đợt rối loạn nhịp tim, suy tim mất bù.
Bệnh thấp tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng thường gặp
Đau nhói tim: Dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh nguy hiểm
Tim đập nhanh, khó thở và cảm giác đánh trống ngực là bệnh gì?
Phân loại suy tim
Suy tim được chia làm 2 loại: cấp tính và mạn tính
Nguyên nhân suy tim trên lâm sàng còn chia thành các nhóm: Suy tim phải, suy tim trái và suy tim toàn bộ.
Nguyên nhân gây suy tim phải
– Người bệnh mắc bệnh phổi mạn tính: giãn phế quản, xơ phổi, COPD…
– Hẹp van 2 lá
– Tăng áp lực động mạch phổi cũng là nguyên nhân gây suy tim phải.
– Suy tim trái lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim phải, đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất.
Nguyên nhân suy tim trái
– Tăng huyết áp, huyết áp cao là nguyên nhân khiến suy tim trái thường gặp nhất.
– Thiếu máu cục bộ tim mạn tính, suy tim nhồi máu cơ tim cũng là nguyên nhân gây suy tim.
– Các bệnh lý van tim như hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủ và hở van hai lá.
– Bệnh lý cơ tim, bệnh tim bẩm sinh: hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch hẹp…
Nguyên nhân suy tim toàn bộ
Suy tim toàn bộ thường gặp do sự tiến triển lâu năm của suy tim trái và do bệnh cơ tim giãn.
Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe
Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất là gì, có di truyền không và phương pháp điều trị
Triệu chứng bệnh Suy tim
Triệu chứng của suy tim trái
– Khó thở: Một trong những biểu hiện thường gặp của bệnh suy tim trái đó là khó thở khi gắng sức lúc ở giai đoạn đầu, khi suy tim nặng dần sẽ có những cơn khó thở xuất hiện về đêm, người bệnh phải ngồi dậy để cho dễ thở.
– Phù phổi cấp, cơn hen tim: Bệnh nhân thường xuất hiện cơn khó thở dữ dội, ho khạc bọt hồng, vật vã kích thích do gắng sức. Trong trường hợp này, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
– Đau ngực: Cũng có thể bệnh nhân đau ngực do bệnh mạch vành (nguyên nhân gây suy tim) nhưng cũng có thể đau ngực do suy tim, dẫn đến giảm máu cho mạch vành.
– Tiểu ít, hoa mắt, chóng mặt: Tiếng thổi bất thường do bệnh lý van tim, mỏm tim lệch trái.
Triệu chứng suy tim phải
– Khó thở: Mặc dù không có cơn kịch phát như suy tim trái, nhưng suy tim phải thường khó thở tăng và dần nặng lên. Bệnh phổi tắc nghẽn có thể có các đợt khó thở cấp do bệnh phổi tiến triển thành suy tim phải.
– Gan to, phù chân, tĩnh mạch cổ nổi
Triệu chứng suy tim toàn bộ
– Khó thở: Tình trạng xuất hiện thường xuyên, tương tự suy tim phải ở mức độ nặng .
– Gan to, phù nhiều, tĩnh mạch cổ nổi, tràn dịch đa màng
Ngoài ra, suy tim còn được chia theo độ
Suy tim độ 1: Bệnh nhân có bệnh tim nhưng chưa có triệu chứng cơ năng, hoạt động gần như bình thường.
Suy tim độ 2: Xuất hiện khi người bệnh cố gắng quá sức.
Suy tim độ 3: Gây hạn chế nhiều hoạt động thể lực, các triệu chứng gắng sức ít.
Suy tim độ 4 (suy tim giai đoạn cuối): Các triệu chứng suy tim thường xuyên xuất hiện, ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.
Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhanh chóng hồi phục
Bệnh rối loạn nhịp tim là gì, có nguy hiểm không?
Bệnh tim mạch là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị?
Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh Suy tim
Những bệnh nhân mắc các bệnh như: tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao, hút thuốc lá, tuổi tác, giới tính… Ngoài ra, những người mắc bệnh tim bẩm sinh, hở và hẹp van tim không được điều trị kịp thời, bệnh phổi tắc nghẽn không được kiểm soát.
Suy tim có chữa được không?
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh suy tim. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng, giai đoạn, nguyên nhân gây suy tim mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.
Suy tim có chữa được không? – Điều trị suy tim bằng thuốc
Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nhiều hay một số loại thuốc. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều đáp ứng tốt với một số loại thuốc sau thời gian ngắn sử dụng, các thuốc điều trị suy tim thường được dùng bao gồm:
– Thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển (ACE), có tác dụng: giảm huyết áp, giúp tim bơm máu dễ dàng hơn, thư giãn mạch máu, giảm áp lực cho tịm và giảm tần suất xuất hiện cơn đau tim trong tương lai.
– Thuốc lợi tiểu: làm giảm phù nề, khó thở do suy tim do nó thải bớt dịch dư thừa bị tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, thuốc này còn giúp làm giảm bớt khối lượng máu mà tim phải bơm.
– Thuốc làm chậm nhịp tim: giúp tim đập chậm lại để bơm máu hiệu quả hơn.
– Thuốc trị nguyên nhân suy tim: Hạ mỡ máu trong điều trị mạch vành, thuốc hạ đường huyết và thuốc hạ huyết áp.
Rối loạn thần kinh tim là bệnh gì, cách chữa trị ra sao?
Can thiệp, phẫu thuật, cấy máy trợ tim
Khi suy tim đến giai đoạn nặng, thuốc không thể điều trị cần phẫu thuật để giảm rủi ro và cải thiện tình trạng bệnh tật.
Sử dụng máy tạo nhịp tim để không bị ngưng tim đột ngột và giảm triệu chứng suy tim do tim co bóp không đồng bộ làm giảm khả năng bơm máu của tim.
Người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh không đều và có nguy cơ ngưng tim đột ngột, cần cấy máy khử rung (ICD) để làm giảm nguy cơ tử vong do loạn nhịp tim.
Với bệnh nhân bị suy tim giai đoạn cuối, cần có thiết bị hỗ trợ tim cho đến khi có cơ hội được ghép tim.
Phòng ngừa bệnh Suy tim
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
– Một chế độ ăn lành mạnh, giảm đường và ăn nhạt sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
– Thay vì tiêu thụ chất béo động vật bạn hãy lựa chọn chất béo không bão hòa, chất béo có nguồn gốc thực vật: cá béo, dầu oliu, dầu đậu nành, bơm dầu hướng dương sẽ giúp bạn có trái tim khỏe mạnh.
– Kết hợp luyện tập thể dục thể thao, ít nhất 30 phút mỗi ngày, lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mỗi người như: đi bộ, chạy, tập yoga… bạn nên duy trì thói quen này ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
– Không sử dụng thức uống chứa cồn, nước ngọt và bỏ hoàn toàn thuốc lá và không hít khói thuốc là cách tốt nhất tránh nguy cơ mạch vành và xơ vữa mạch.
– Kiểm soát trọng lượng cơ thể, nếu thừa cân béo phì hãy cố gắng giảm cân.
– Kiểm soát tiểu đường, mỡ máu ở chỉ số tốt nhất có thể.
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Suy tim không những làm cho người bệnh trở nên tự ti, lo lắng vể sức khỏe của mình. Lo lắng về bệnh tim có chữa khỏi được không và dần mất khả năng vận động, thở khó khăn khiến tâm lý người bệnh ngày càng trở nên mất oodn định hơn.
Bên cạnh đó, chi phí về điều trị cũng là gánh nặng với bệnh nhân suy tim vốn đã suy yếu, lo lắng, stress… lại làm đẩy nhanh tốc độ suy tim.
Vì vậy, xây dựng một lối sống vui khỏe, sự động viên của người thân và bạn bè sẽ phần nào giúp đời sống tinh thần của người bệnh được cải thiện, hãy động viên người bệnh điều trị bệnh và tích cực trò chuyện để đời sống tinh thần được tốt hơn.