Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Gout nên ăn gì ?
756 lượt xem Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Gout

che-do-an-nguoi-bi-gut

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống không khoa học khiến bệnh Gout ngày càng gia tăng. Nó trở thành vấn nạn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và kinh tế của mỗi người. Vậy duy trì một chế độ ăn cho người bệnh gout như thế nào để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa những biến chứng tất cả sẽ có trong bài viết của Cẩm Nang Thực Dưỡng dưới đây!

Bệnh Gout là gì?

benh-gut-la-gi

Bệnh gout là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa, liên quan đến chế độ ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

Dấu hiệu mắc bệnh gout

– Người bệnh mới đầu sẽ xuất hiện những biểu hiện như : nóng khớp, đau nhức khớp đặc biệt là khớp đốt bàn chân và ngón chân cái.

– Lắng đọng muối urat: là trường hợp dưới vành tai, mỏm khủy tay, xương bánh chè hoặc gần gót xuất hiện các cục hay hạt urat dưới da và chúng di động.

– Xuất hiện sỏi urat và các axit uric khi xét nghiệm thận, tiết niệu, suy thận, viêm thận kẽ.

– Chỉ số axit uric cao trên 400 micromol/lit sau khi xét nghiệm máu.
Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gout cao

– Yếu tố gia đình: Nếu gia đình bạn có ông bà, bố mẹ hoặc anh chị mắc bệnh gout thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.

– Thói quen sinh hoạt và lối sống không lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm chứa purin.

– Thừa cân, béo phì

– Người thường xuyên sử dụng chất cồn và cà phê.

– Sử dụng nhiều thuốc lợi tiểu sẽ gây ra những cơn đau gout cấp tính.

>> Xem thêm:

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gout

– Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học nhằm giảm thiểu những cơn đau gout cấp và ngăn ngừa tối đa nguy cơ biến chứng của bệnh gout.

Chế độ ăn uống lành mạnh cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gout.

– Tùy thuộc và nguyên nhân gây bệnh, cơ chế của bệnh ở mỗi người mà xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

– Hạn chế lượng đạm trong khẩu phần ăn <1g protein/kg/ ngày, đặc biệt là nguồn đạm chứa purin, hạn chế thức ăn nhiều acid uric.

– Bổ sung thêm chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, rau, củ quả… chất đường bột, vitamin và khoáng chất.

– Thay vì sử dụng chất béo có nguồn gốc động vật bạn nên dùng chất thực vật như: dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải…

– Uống từ 1,5 – 2 lít nước lọc mỗi ngày.

Bệnh gout cần kiêng những loại thực phẩm gì?

– Không sử dụng thức uống chứa cồn và không hút thuốc lá

– Không tiêu thụ các loại thịt đỏ như (thịt bò, thịt trâu và thịt cừu…), không tiêu thụ nội tạng động vật và các loại hải sản (tôm, cua, ghẹ, ốc, hến…) Đây là những thực phẩm dễ hình thành bệnh gout cấp tính.

– Không ăn các loại rau như: bina, măng tây, giá đỗ, và nấm.

– Không ăn da của gia cầm

thuc pham kieng benh gut

Chế độ ăn cho người bệnh gout – Nên ăn gì?

Uống nhiều nước

– Uống từ 2 – 2,5 lít nước lọc mỗi ngày, uống đủ nước là yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, hạn chế sự lắng đọng của các tinh thể muối urat và giúp thận giảm áp lực loại bỏ acid uric trong máu.

– Lưu ý: Không nên uống nước nhiều vào ban đêm sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Uống nước khoáng, không ga và có độ điềm

– Nếu bệnh nhân không mắc các bệnh lý tim mạch, người nhà cần khuyến khích bệnh nhân uống các loại nước như sô đa, bởi chúng có độ kiềm cao sẽ giúp gia tăng đào thải của các axit uric, kiềm hóa nước tiểu, hạn chế sự kết tinh urat tại ống thận và làm giảm nguy cơ sỏi thận.

che-do-an-nguoi-bi-gut

Bổ sung thêm trái cây và rau củ

– Để có một cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa các biến chứng của gout người bệnh nên ăn khoảng 1000g rau xanh và 4-5 loại quả khác nhau mỗi ngày, như: rau xà lách, bắp cải, dưa chuột… những thực phẩm này có nguồn chất xơ dồi dào làm chậm quá trình hấp thụ đạm.-

– Tích cực ăn các loại quả như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake…. bởi chúng có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài.

– Người bệnh gout không nên ăn những thực phẩm đã lên men, quả chua hoặc các loại măng, nấm, giá đỗ cũng có thể làm tăng nồng độ acid uric.

– Bổ sung thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt như: bơ, bí ngô, khoai lang, yến mạch… để cung cấp các Vitamin B và C cho cơ thể.

nutriancan-native-ads

– Ăn thực phẩm giàu vitamin D và canxi như trứng, sữa… để giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.

– Thay vì ăn thịt đỏ người bệnh gout chỉ nên ăn các thịt màu trắng như: thịt ức gà, cá sông..

– Chỉ nên ăn các loại thực phẩm được chế biến đơn giản như: luộc, hấp, salad… tránh ăn những thực phẩm chiên, xào và nướng.

Ngoài ra, để có chế độ ăn cho người bệnh gout lành mạnh bạn có thể dùng thêm thực dưỡng miễn dịch Nutri Ancan – đây là sản phẩm ăn chay thực dưỡng đầu tiên tại Việt Nam.

Nutri Ancan được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại của Nhật bản với thành phần gạo lứt huyết rồng nảy mầm, các loại hạt như: đậu đỏ, đậu Hà Lan, hạt kê, mè đen…với nguồn nguyên liệu 100% từ thiên nhiên không chứa các axit uric và chất purin. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipid, các axit amin, khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng hoàn toàn phù hợp cho người bệnh gout để chung sống hoà bình và chiến đấu lại căn bệnh này.

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *