Nội dung trong bài viết
Đối với những người đang điều trị bệnh tiểu đường thì que thử tiểu đường là một dụng cụ y tế cần thiết giúp người bệnh theo dõi chỉ số đường huyết trong máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng nó như thế nào, và làm sao để cho kết quả chính xác nhất.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phần nào nắm rõ hơn về cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng que thử tiểu đường.
Que thử tiểu đường là gì?
Que thử tiểu đường có trong máy đo đường huyết, đây là một phần quan trọng nhất của máy đo đường huyết, giúp người bệnh thực hiện đo nồng độ đường huyết một cách chính xác nhất và từ đó giúp kiểm soát được lượng đường.
Mỗi một máy đo đường đường huyết sẽ có một que thử tiểu đường tương ứng,
Thường thì mỗi que thử tiểu đường chỉ nên sử dụng một lần duy nhất và không tái sử dụng.
Sử dụng que thử tiểu đường như thế nào?
Để có kết quả chính xác nhất khi sử dụng que thử tiểu đường bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ bằng cồn hoặc xà bông tay trước khi đo. Nếu mùa lạnh bạn nên dùng nước ấm để khí huyết được lưu thông dễ dàng hơn.
Lưu ý: Bạn cần để tay thật khô thì mới thực hiện để tránh tình trạng máu loãng và cho kết quả không chính xác.
Bước 2: Lắp kim lấy máu vào que thử tiểu đường theo hướng dẫn sử dụng
Bước 3: Điều chỉnh que thử tiểu đường cho phù hợp với da của ngón tay.
Bước 4: Lắp que thử đường huyết vào máy đo.
Lưu ý: Thực hiện đóng lọ que thử nhanh chóng để tránh tác động đến các que thử khác làm hỏng hoặc cho kết quả không chính xác.
Bước 5: Bóp nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về. Tiếp đó, bấm nhẹ nắp bút vào đầu ngón tay để lấy máu. Lúc này kim lấy máu sẽ chạm nhẹ vào đầu ngón tay của bạn.
Bước 6: Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên đúng phần que thử trên máy đo.
Bước 7: Cầm máu, dùng bông gòn sạch ấn nhẹ vào ngón tay và đợi máy trong vài giây hiển thị kết quả.
Bước 8: Ghi chép lại kết quả và vệ sinh dụng cụ sạch sẽ theo hướng dẫn.
Thực đơn dinh dưỡng cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ
Thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2 không phải ai cũng biết
Chức năng của que thử tiểu đường là gì?
Que thử tiểu đường là một dụng cụ có thể dùng tại nhà, phòng khám và ở các trung tâm y tế để đo và theo dõi chỉ số đường huyết một cách chính xác và nhanh nhất.
Đối với những người sợ lấy máu thì việc sử dụng que thử khá đơn giản, giúp lấy máu nhanh chóng dễ dàng, cùng kết quả đo chính xác.
Một số dòng que thử tiểu đường còn được thiết kế đặc biệt với 2 điện cực thay vì 1 điện cực như các que thử thông thường nên cho kết quả đo có độ chính xác cao đến 99%.
Một số sản phẩm còn tích hợp các chức năng đo lượng acid uric trong máu, thử Cholesterol… Giúp cho việc theo dõi các chỉ số sức khỏe một cách toàn diện, hiệu quả hơn.
Lưu ý khi sử dụng que thử tiểu đường
Cách bảo quản và sử dụng que thử tiểu đường quyết định đến kết quả đường huyết của bạn. Vì vậy, để tránh những sai số bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Vệ sinh tay sạch sẽ bằng cồn hoặc xà phòng dành cho người bị tiểu đường, que thử phải được sử dụng ngay sau khi lấy ra, không sử dụng khi que quá 3 tháng sau khi mở nắp.
- Chỉ cho máu hoặc dung dịch vào đầu que thử tiểu đường.
- Không dùng que thử tiểu đường đã hết hạn sử dụng
- Mỗi que thử tiểu đường chỉ dùng một lần và không tái sử dụng.
- Không gây ra những tác động mạnh khiến que bị cong, gãy, đứt để tránh sai số khi thực hiện kiểm tra.
Ngoài ra, bạn cần để tránh ra tầm tay trẻ em, các chất này có thể gây kích ứng da, hoặc mắt và gây hại nếu trẻ nuốt hoặc hít vào.
Bảo quản que thử tiểu đường như thế nào?
Để đảm bảo que thử đường huyết không bị ẩm và cho kết quả chính xác, người sử dụng cần bảo quản như sau:
- Cần để que thử đường huyết ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp, bảo quản ở nhiệt độ từ 24 – 30 độ.
- Không để que thử ở nhiệt độ lạnh và làm lạnh que.
- Không di chuyển que thử từ hộp này sang hộp khác
- Đóng kín hộp đựng que thử trước và sau khi sử dụng
Thời điểm dùng que thử tiểu đường cho kết quả chính xác nhất
Thời điểm nào nên kiểm tra đường huyết? Tùy vào kế hoạch và phác đồ điều trị bệnh của mỗi người mà thời điểm đo đường huyết sẽ khác nhau.
– Đối với người bệnh insulin:
Khi điều trị người bệnh cần dùng que thử đường huyết từ 3 – 10 lần/ngày trước và sau khi ăn; trước và sau khi tập thể dục; trước và sau khi ngủ.
– Đối với người tiểu đường type 2 bằng thuốc hoặc thực hiện các chế độ ăn uống tập luyện thì có thể việc kiểm tra chỉ số đường huyết phải thực hiện thường xuyên hơn và những khoảng gian gian khác nhau trong ngày.
Thường thì lúc bạn mới ngủ dậy mức đường huyết sẽ ở mức thấp nhất và khi bạn mới dùng bữa thì mức đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên.
Các chỉ số đường huyết chuẩn
- Khi mới thức dậy : mức từ 90 – 130 mg/dL (khoảng 5-7 mmol/L).
- Trước khi ăn : nên ở mức 70-130 mg/dL (khoảng 4-7 mmol/L).
- Trước lúc đi ngủ : mức từ 110 – 150 mg/dl.
- Nếu đường huyết dưới mức 70 và trên mức 150 đều gây nguy nguy hiểm.